Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp

Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất, cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền.

Với đặc thù là doanh nghiệp chuyên gia công cơ khí và cắt laser, Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cần diện tích mặt bằng rộng để đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, với không gian sản xuất chật hẹp, thời gian thuê thầu ngắn hạn đang khiến doanh nghiệp không yên tâm đầu tư trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại và cũng khó mở rộng quy mô sản xuất:

Anh Lê Hiền Chính - Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cho biết: "Công ty nhận được nhiều sự quan tâm của đối tác nước ngoài như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng khi họ về thăm xưởng thì họ rất băn khoăn về vấn đề cơ sở hạ tầng và diện tích chật hẹp".

Hoạt động sản xuất tại Công Ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam

Vấn đề thiếu mặt bằng sản xuất đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề phải tận dụng không gian sinh hoạt của gia đình làm nơi sản xuất, giới thiệu sản phẩm…Đây chính là rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhìn chung, các đơn vị đều mong muốn có được mặt bằng sản xuất rộng, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường.

Ông Dương Đình Khôi - Giám đốc Công Ty TNHH Sản xuất thương mại và Xuất nhập khẩu Dương Kiên chia sẻ: "Trong lành nghề của chúng tôi có một cụm công nghiệp thế nhưng trải qua rất nhiều năm vẫn chưa thể thành công. Hy vọng thông qua truyền thông có thể gửi đến các cấp lãnh đạo có thể đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cụm công nghiệp làng nghề để chúng tôi có những điểm sản xuất rộng hơn, thoải mái hơn và đảm bảo số lượng nguồn hàng nhiều hơn".

Hoạt động sản xuất làng nghề làm miến dong

Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội: "Ngoài 75 cụm công nghiệp đã và đang hoạt động, thành phố cũng đã phê duyệt 43 cụm công nghiệp mới đang trong quá trình triển khai thực hiện, trong đó đã khởi động được 19 cụm công nghiệp để tiến hành bỏ phiếu đầu tư. Đến hiện nay, trên gần 4.000 doanh nhiệp đã vào các cụm công nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh".

Theo Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2030, thành phố sẽ có 159 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.200ha. Bên cạnh những cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động hiệu quả, thành phố đang đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ khởi công những cụm công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, mục tiêu hoàn thiện mạng lưới 159 cụm công nghiệp vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn nhiều “nút thắt” cần nhanh chóng được tháo gỡ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Giải trí và Giáo dục Galaxy - chủ rạp chiếu phim Galaxy Cinema vừa công bố thông tin về tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2024 với khoản lỗ sau thuế 16,6 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã chứng khoán: DAG) đang rơi vào tình cảnh khó khăn khi phải thu hẹp hoạt động, kế toán nghỉ việc, kinh doanh liên tục thua lỗ, ngân hàng siết tín dụng.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có văn bản gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM giải trình về số lãi “khủng” trong nửa đầu năm 2024.

Hết quý II/2024, đơn hàng dồi dào trở lại, nhưng làm thế nào để đáp ứng được năng lực sản xuất lại đang là khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp dệt may.

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã chứng khoán: LTG), tiếp tục xin lùi thời gian công bố báo cáo tài chính quý II và gia hạn công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa có thông tin phản hồi về Thông báo Kết luận thanh tra số 1764/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ