Tháo gỡ vướng mắc để khơi dòng du lịch sông Hồng
Theo các chuyên gia, để khai thác một cách bài bản tuyến du lịch sông Hồng thì cần có 4 bến thủy nội địa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng hiện tại, Hà Nội chỉ có bến Chương Dương Độ là đáp ứng được các yêu cầu, còn lại hầu hết đều là bến đò ngang dân sinh, bến tạm, không bảo đảm an toàn cho du khách.
Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện phát triển du lịch châu Á cho biết: “Chúng ta đều biết, các thành phố khác như: sông Hàn (Đà Nẵng) đã phát triển rất tốt các tuyến du lịch trên sông hay như dòng sông Sài Gòn đã thu hút được một lượng khách lớn. Đối với sông Hồng thì thực sự là có vấn đề, đó chính là nút thắt về mặt bến đỗ, quy hoạch cho hành trình này và kể cả việc cấp phép cho hệ thống tàu cũng rất khó khăn”.
Bên cạnh đó, việc thiếu các sản phẩm du lịch đa dạng và sự hạn chế trong việc lựa chọn thời gian trải nghiệm tuyến cũng gây ra những bất tiện cho du khách khi chọn hình thức du lịch đường thủy.
Ông Vũ Văn Tuyên, Tổng Giám đốc Travelogy Việt Nam cho biết: “Khó khăn về việc chưa có nhiều sự lựa chọn cho khách: hiện nay chỉ có hai con tàu lớn với số lượng 74 hoặc hơn 40 chỗ; mặt khác lại không có tour hằng ngày nên hành khách sẽ phải bao trọn tuyến hoặc sẽ phải đợi đến cuối tuần có đông khách đặt thì mới có thể trải nghiệm được, đây là một trong những điểm khó khăn của các đơn vị lữ hành”.
Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: “Hạ tầng, bến bãi của Hà Nội vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, dù đã đầu tư rất nhiều nhưng chúng ta mới chỉ khai thác một số điểm du lịch dọc tuyến. Phương hướng sắp tới của Sở trong việc cải thiện các vướng mắc trong khai thác du lịch sông Hồng là kết nối nhiều hơn các điểm này và đầu tư hạ tầng để gia tăng trải nghiệm của khách du lịch”.
Với tiềm năng sẵn có, tuyến du lịch sông Hồng có thể trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc. Tuy nhiên, để khai thác một cách bài bản, cần sự chung tay của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng. Trong đó, cần chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và quảng bá hình ảnh du lịch sông Hồng bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, từ đó góp phần thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương phát triển.


Công an các phường và Tổ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) tại Hà Nội đã đồng loạt kiểm tra, rà soát các nhà trọ, nhà cho thuê trên toàn địa bàn, không để cơ sở chưa đảm bảo an toàn PCCC vẫn hoạt động kinh doanh.
Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an ngày 18/4 đã ký quyết định thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Thượng úy lên Thiếu tá với đồng chí Nguyễn Đăng Khải - chiến sĩ đã hy sinh trong quá trình vây bắt nhóm tội phạm ma túy.
Khoảng 14h28 ngày 18/4, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại tòa nhà 18 tầng ở đầu ngõ 3 phố Thái Hà (phường Trung Liệt, quận Đống Đa), sơ bộ không có thiệt hại về người.
Công an tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương truy bắt Bùi Đình Khánh, đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép 16 bánh heroin vừa bị triệt phá, hiện đang bỏ trốn.
HĐND TP. Hồ Chí Minh tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, lấy tên Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị hành chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh.
Công an tỉnh Ninh Bình đang phối hợp điều tra, truy xét nhóm đối tượng từ tỉnh Nam Định sang tỉnh Ninh Bình gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt tài sản.
0