Tháo gỡ vướng mắc trong bảo tồn di sản
Ninh Bình được xem là địa phương đã làm rất tốt trong huy động nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nổi bật là quần thể Danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, địa phương này cũng trải qua không ít khó khăn do thiếu cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào công tác bảo tồn và khai thác di sản một cách bền vững.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mới đây đã đề xuất những cơ chế tháo gỡ khó khăn đó, như thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa để hỗ trợ tu bổ, phục hồi di sản. Đáng chú ý, Luật khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công tư và ưu đãi doanh nghiệp qua chính sách miễn giảm thuế, phí. Những điều chỉnh này nhằm thu hút nguồn lực xã hội, đảm bảo minh bạch, thúc đẩy bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững.
Theo ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thế thao và Du lịch, Bộ mong muốn chính quyền địa phương nơi có các di sản trên 63 tỉnh, thành sẽ phối hợp chặt chẽ và góp ý thật cụ thể đề xuất cho Bộ Văn hoá những vấn đề đang còn chồng chéo, mâu thuẫn hay làm bất thường trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, bên cạnh việc thông qua và triển khai Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), cần có sự phối hợp đồng bộ với các luật liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai và Luật Thuế. Điều này nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện, đảm bảo nguồn lực xã hội hóa được sử dụng hiệu quả và minh bạch. Đặc biệt, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc điều phối nguồn lực, tránh chồng chéo hay lãng phí.
"Nếu chúng ta không có được sự đồng bộ thì những điều khoản trong Luật Di sản chỉ mang tính chất tuyên ngôn, không đi vào được thực tiễn cuộc sống. Muốn đi được vào thực tiễn cuộc sống, chúng ta phải sửa đổi các luật như trên để đồng bộ với Luật Di sản văn hóa", PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nói.
Những đổi mới trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) không chỉ mở ra cơ hội tháo gỡ những nút thắt trong công tác bảo tồn, mà còn đặt nền tảng cho sự chung tay của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát huy giá trị di sản. Chỉ khi có sự đồng hành của tất cả các bên, di sản văn hóa mới thực sự trở thành động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế và văn hóa ở nước ta hiện nay.
Triển lãm sách, báo là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện của Triển lãm "80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam" với chủ đề "80 năm, bản hùng ca Chiến sĩ - Nghệ sĩ", đã thu hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội đến tham quan.
Sau một thời gian trùng tu, tôn tạo, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã được hoàn thành.
Sáng 21/12, tại di tích đền Núi Sưa, quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.
Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
0