'Thắp sáng niềm tin' - Bản hoà ca tình yêu Hà Nội

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Bộ Công an đã tổ chức chương trình hòa nhạc “Thắp sáng niềm tin” tại Nhà hát Hồ Gươm.

Hòa nhạc “Thắp sáng niềm tin” đã mang tới cho khán giả một không gian âm nhạc rất riêng của Hà Nội, vừa trang trọng, lắng sâu, vừa hoà quyện, gợi mở… chiêm nghiệm quá khứ để trân trọng hiện tại. Buổi hòa nhạc là một không gian âm nhạc trọn vẹn, với tuyển tập những giai điệu đẹp về Thủ đô Hà Nội như: “Tiến về Hà Nội” ; “Hà Nội niềm tin và hy vọng”; “Hà Nội mười hai mùa hoa”; “Hà Nội ngày trở về”; “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Đặc biệt, ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” được thể hiện theo ngôn ngữ giao hưởng hoàn toàn mới với tiếng đàn violin của NSND Bùi Công Duy và giọng ca của nghệ sĩ opera Trường Linh.

Nghệ sĩ opera Trường Linh chia sẻ: "Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam cùng với phần hoà âm và những giai điệu khi NSND Bùi Công Duy thể hiện trong tác phẩm... tất cả những điều đó khiến cho mình hứng khởi và tràn đầy cảm xúc khi tham gia tác phẩm này".

Tất cả những ca khúc về Hà Nội trong đêm diễn là một bản hòa ca đặc biệt về niềm tin của người dân về một Thủ đô Hà Nội, một đất nước Việt Nam hùng cường sau thời kỳ kháng chiến. Niềm tự hào thiêng liêng không chỉ đối với những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội mà với tất cả những người con đất Việt, bởi Hà Nội - trái tim của cả nước luôn là niềm tự hào để mỗi chúng ta dù ở đâu cũng luôn hướng về.

"Khi lắng nghe những ca khúc này, trong lòng mình thấy tự hào vô cùng, đó cũng là động lực để tiếp tục cống hiến và đóng góp cho Thủ đô", MC Thuý Quỳnh nói.

Cuốn biên niên sử bằng âm thanh về Thủ đô Hà Nội trong thời chiến cũng như thời bình ngày càng dày thêm, khiến Hà Nội trở thành thành phố đặc biệt trên thế giới có nhiều tác phẩm không chỉ ghi đậm dấu ấn lịch sử mà còn là những bức tranh âm thanh giàu màu sắc về một Thủ đô cổ kính, thanh lịch, linh thiêng, hào hoa, nơi lắng hồn núi sông và có một vị trí đặc biệt trong trái tim mỗi người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.

Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.

Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.