Thầy cô nỗ lực thích nghi và đổi mới

Năm học 2023 - 2024 và học kỳ I của năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là trong công tác đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, đưa học sinh trở thành công dân toàn cầu.

Nằm xa trung tâm thành phố Hà Nội, không có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường học tiếng Anh, nên những tiết học tiếng Anh với học sinh ở huyện miền núi Ba Vì là vô cùng quan trọng. Từ những bài học trên lớp, về nhà các em phải phát huy tính tự học là chính với sự hỗ trợ của các giáo viên. Tại trường THCS Tản Lĩnh (huyện Ba Vì), các thầy cô luôn kiên trì, không ngừng tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp, mong muốn mang đến cho học sinh cơ hội tiếp cận với thế giới rộng lớn qua tiếng Anh.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Hiệu trưởng trường THCS Tản Lĩnh, cho biết: “Trường THCS Tản Lĩnh là một trong bảy trường thuộc xã miền núi của huyện Ba Vì, điều kiện giao tiếp cũng như điều kiện tiếp xúc của các em học sinh với tiếng Anh còn hạn chế. Vậy nên, nhà trường rất chú trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tiến hành, cũng như luôn luôn động viên các thầy, cô và xác định môn tiếng Anh là một môn quan trọng”.

Áp dụng công nghệ vào công tác giảng dạy, được cho là giải pháp then chốt cho dạy ngoại ngữ ở các vùng sâu vùng xa, miền núi hay nông thôn. Vậy nên, huyện Đan Phượng từ lâu đã đầu tư mạnh mẽ vào các thiết bị thông minh trong công tác giảng dạy. Tại Trường tiểu học Đan Phượng, trong mỗi tiết học tiếng Anh, các em được làm bài tập, tương tác trực tiếp với giáo viên thông qua máy tính bảng. Thú vị với học sinh, nhưng đối với những giáo viên lớn tuổi, để có thể ứng dụng thành thạo công nghệ trong giảng dạy là một thách thức lớn.

Cô giáo Bùi Thị Giang - Trường tiểu học Đan Phượng, cho hay: “Chúng tôi là những giáo viên đã gần 50 tuổi rồi nên việc cập nhật công nghệ cũng tương đối bất cập. Nếu người dạy chủ động trong việc sử dụng công nghệ, các thiết bị dạy học, điều đó sẽ là động lực giúp cho học sinh và bản thân có thể làm chủ bài dạy. Mọi cố gắng của chúng tôi đều nhằm mục đích vì học sinh và tạo ra một thế hệ sẵn sàng tiếp cận những cái mới trong xã hội. Tất cả vì học sinh thân yêu, vì một trường học hạnh phúc”.

Để phổ cập tiếng Anh trong nhà trường, trong xã hội là một mục tiêu không hề đơn giản. Dù gặp phải nhiều thách thức, nhưng chính những khó khăn đó lại là động lực để các nhà giáo ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có phương án chuyển 174 học sinh lớp 10 mà Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển trái phép sang Trường THPT Văn Lang.

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.