Thế giới Arab và Hồi giáo chia rẽ vì Israel-Hamas

Liên đoàn Arab và Tổ chức hợp tác Hồi giáo đã tổ chức một hội nghị đặc biệt về hòa bình cho Dải Gaza, dưới sự dẫn dắt của nước chủ nhà Ả Rập Xê-út. Kết quả của hội nghị cho thấy sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực về cách ứng phó với xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel trong bối cảnh xung đột tại Gaza vẫn diễn biến phức tạp.

Tuyên bố cuối cùng tại hội nghị đã bác bỏ lập luận của Israel về những hành động của nước này ở dải Gaza chỉ là để tự vệ, đồng thời kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức ở dải Gaza. Tuyên bố cũng kêu gọi chấm dứt việc bán vũ khí cho Israel và bác bỏ bất kỳ giải pháp chính trị nào trong tương lai đối với xung đột nhằm giữ Gaza tách biệt khỏi khu vực Bờ Tây. Các nhà lãnh đạo Arab và Hồi giáo cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết mang tính ràng buộc và quyết định để ngăn chặn hành động của Israel.

Đồng quan điểm, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi cũng đã yêu cầu một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện và bền vững ở dải Gaza, cũng như chấm dứt chính sách cưỡng bức di dời người Palestine đến bất kỳ địa điểm nào trong hoặc ngoài vùng đất của họ. Đây cũng là tiếng nói chung của các nhà lãnh đạo Arab và Hồi giáo.

Mặc dù lên án hành động của lực lượng Israel tại hội nghị, song các bên lại không thể thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị nhằm vào quốc gia này. Có không ít quốc gia, bao gồm Algeria, Liban, Iran đã đề xuất phản ứng bằng các biện pháp như đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu cho Israel và các đồng minh, cũng như cắt đứt quan hệ kinh tế và ngoại giao mà một số quốc gia thuộc Liên đoàn Arab có với Israel.

Tuy nhiên, các đề xuất này đã bị những quốc gia đã bình thường hóa quan hệ với Israel vào năm 2020 như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain, bác bỏ. Diễn biến trên tại hội nghị cho thấy sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực về cách ứng phó với xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel. Số người thiệt mạng ở Gaza đã lên đến hơn 11.000 người, trong đó 40% là trẻ em. Israel đến nay vẫn từ chối những lời kêu gọi đình chiến, dù đã đồng ý ngừng bắn vài giờ mỗi ngày để tạo điều kiện đưa hàng cứu trợ vào Gaza cũng như để người dân sơ tán.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.