Thế giới cần 2,4 nghìn tỷ USD cho mục tiêu khí hậu

Phát biểu trong cuộc họp của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu diễn ra tại Baku, Azerbaijan cuối tuần qua, Thư ký điều hành công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu Simon Stiell cho biết, thế giới cần huy động ít nhất 2,4 nghìn tỷ USD để thực hiện các mục tiêu về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ông Simon Stiell cũng đưa ra các bước cần thực hiện trong năm nay để biến những cam kết đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh COP 28 ở Dubai trở thành hiện thực.

Đây là bài phát biểu quan trọng đầu tiên của ông Simon Stiell kể từ cuộc họp của Liên hợp quốc tại Dubai, nơi gần 200 quốc gia đồng thuận bắt đầu chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Ông khẳng định là tài chính là yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Thế giới cần 2,4 nghìn tỷ USD cho mục tiêu khí hậu

Ông Simon Stiell - Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu: "Chúng ta phải dành cả năm làm việc chung để phát triển hệ thống tài chính toàn cầu sao cho phù hợp với mục đích, với kế hoạch rõ ràng để thực hiện quá trình chuyển đổi một cách có ý nghĩa. Nhìn vào các con số, rõ ràng là để đạt được quá trình chuyển đổi này, chúng ta cần rất nhiều  tiền. 2,4 nghìn tỷ USD, nếu không muốn nói là nhiều hơn. 2,4 nghìn tỷ USD là con số mà Nhóm chuyên gia cấp cao về Tài chính Khí hậu ước tính là cần thiết hàng năm để đầu tư vào năng lượng tái tạo, khả năng thích ứng và các vấn đề khác liên quan đến khí hậu ở các nước đang phát triển, ngoại trừ Trung Quốc . Cho dù là cắt giảm lượng khí thải hay xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, thì rõ ràng tài chính là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của thế giới".

Tài chính về khí hậu sẽ là trọng tâm chính của các cuộc đàm phán do Azerbaijan chủ trì, nơi các chính phủ sẽ được giao nhiệm vụ huy động tiền để hỗ trợ các nỗ lực của các nước đang phát triển nhằm cắt giảm khí thải và thích ứng với những tác động ngày càng tồi tệ của biến đổi khí hậu. COP29 sẽ diễn ra tại Baku, Azerbaijan từ ngày 11 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga đã thông báo với Áo rằng sẽ tạm dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine vào hôm nay (16/11), báo hiệu việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Liên minh châu Âu (EU) sắp kết thúc.

Lãnh đạo vùng Valencia, Tây Ban Nha, hôm qua đã có bài phát biểu trước các nhà lập pháp tại khu vực này, thừa nhận sai sót trong xử lý khủng hoảng lũ lụt. Thảm kịch xảy ra vào cuối tháng 10 vừa qua tại Valencia đã khiến hơn 200 người thiệt mạng.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell đã đề xuất khối này đình chỉ đối thoại chính trị với Israel, với lý do có thể xảy ra các hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế trong cuộc xung đột tại Dải Gaza.

Ủy ban Bầu cử Sri Lanka đã công bố kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở nước này, trong đó đảng liên minh Quyền lực Nhân dân quốc gia (NPP) của tân Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake đã giành chiến thắng vang dội, giành quyền lực để thúc đẩy các kế hoạch chống đói nghèo, trong bối cảnh quốc gia này vẫn đang phải nỗ lực phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế.

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Lima, Peru, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, thảo luận về các thách thức an ninh khu vực và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Iran, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã gặp các quan chức cấp cao Iran và thăm 2 địa điểm hạt nhân quan trọng của nước này, trong đó Iran đưa ra tín hiệu sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân.