Thế giới còn cách xa mục tiêu tăng năng lượng tái tạo

Gần 70 quốc gia, hiện chiếm 80% tổng công suất điện tái tạo toàn cầu - dự kiến sẽ đạt hoặc vượt các mục tiêu vào năm 2030. Tuy nhiên, thế giới vẫn còn cách xa mục tiêu tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Theo “Báo cáo Năng lượng tái tạo năm 2024” mới công bố của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thế giới dự kiến bổ sung hơn 5.500 gigawatt (GW) công suất điện tái tạo đến cuối thập kỷ này, gần gấp 3 lần mức tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2023. Mức tăng này tương đương tổng công suất điện hiện tại của Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Mỹ.

Ông Fatih Birol, Giám đốc Điều hành IEA đánh giá, năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh hơn cả mục tiêu một số nước đề ra. Nguyên nhân không chỉ bởi nỗ lực giảm khí thải hoặc tăng cường an ninh năng lượng mà còn do năng lượng tái tạo là lựa chọn rẻ nhất để bổ sung công suất điện mới ở hầu hết các quốc gia.

Trong đó, Trung Quốc sẽ chiếm gần 60% tổng công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt trên toàn cầu từ nay đến năm 2030, trở thành quốc gia chiếm gần 50% tổng công suất điện tái tạo toàn cầu vào cuối thập kỷ, tăng từ mức một phần ba vào 2010.

Hệ thống năng lượng tái tạo công suất lớn. Ảnh: Tạp chí Công Thương

Ông Wan Jinsong, Phó Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc đã tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu và cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon. Đây cũng là nền tảng khuyến khích chúng tôi chuyển đổi năng lượng xanh và carbon thấp. Trong thập kỷ qua, công suất lắp đặt năng lượng tái tạo hàng năm của Trung Quốc chiếm hơn 40% tổng công suất của thế giới. Chỉ tính riêng năm 2023, đầu tư cho năng lượng mặt trời của Trung Quốc là 220 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng một nửa tổng số vốn đầu tư của thế giới trong thập kỷ qua”.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, các nguồn năng lượng tái tạo có khả năng đáp ứng gần một nửa tổng nhu cầu điện toàn cầu vào 2030. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, mục tiêu chung toàn cầu được đặt ra tại Hội nghị COP28 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu là tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo đến 2030 có thể không đạt được.

Để có thể đạt được mục tiêu đó, các nước cần đẩy mạnh nỗ lực tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện. Điều này đòi hỏi phải xây dựng và hiện đại hóa 25 triệu km lưới điện và đạt công suất lưu trữ 1.500 GW vào năm 2030. Theo phân tích của IEA, để thực hiện điều đó, các chính phủ cần hành động nhanh và táo bạo vào năm tới và tăng cường hợp tác quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ đã tăng cường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, trả lời phỏng vấn cho các hãng truyền thông lớn, nhỏ trong nỗ lực thu hút cử tri ở những tuần cuối cùng của cuộc đua giành chức tổng thống Mỹ.

Người đứng đầu Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell ngày 10/10 cho biết, các bên tham chiến ở Gaza đã nhất trí ngừng bắn vì mục đích nhân đạo nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai đợt tiêm vaccine bại liệt thứ hai dành cho hơn 590.000 trẻ em dưới 10 tuổi, dự kiến diễn ra vào ngày 14/10 tới.

Lực lượng Lâm thời Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) ngày 10/10 ra thông cáo cho biết, đài quan sát tại trụ sở của họ trúng đạn từ xe tăng Merkava của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), khiến hai binh sĩ bị thương và phải nằm viện, song không nghiêm trọng.

Tại Diễn đàn Khí đốt Quốc tế St. Petersburg ngày 10/10, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã cảnh báo rằng việc kết nạp Ukraine vào NATO trong khi quốc gia này đang có chiến tranh với Nga sẽ dẫn đến Thế chiến thứ 3.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết trong bản cập nhật Triển vọng và Thống kê Thương mại Toàn cầu được công bố hôm mùng 10/10, khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2,7 % vào năm 2024.

Trung tâm bão quốc gia Mỹ ngày 10/10 cho biết bão Milton sau khi đổ bộ vào bang Florida đã suy yếu và trở thành bão hậu nhiệt đới. Cơn bão đã khiến ít nhất 14 người thiệt mạng.