Thế giới đã chi 2.440 tỷ USD cho quân sự, quốc phòng

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Bức tranh chi tiêu quốc phòng

Năm 2023 là năm đầu tiên chi tiêu quân sự tăng tại tất cả 5 châu lục gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Saudi Arabia.

Trong đó, Mỹ vẫn là quốc gia chi tiêu nhiều nhất với 916 tỷ USD, chiếm 37% chi tiêu quân sự của thế giới, tăng 2,3% so với năm 2022

Trung Quốc đứng thứ hai với ước tính 296 tỷ USD, chiếm 12% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2022. Đây là năm thứ 29 liên tiếp quốc gia Đông Bắc Á này tăng chi tiêu quân sự. Nga đứng thứ ba với 109 tỷ USD. Ấn Độ đứng thứ tư với 83,6 tỷ USD.

Trong khi đó, chi tiêu cho vũ khí, quân sự ở Trung Đông tăng 9%, lên mức 200 tỷ USD. Đây là khu vực có tỷ lệ chi tiêu quân sự trên GDP cao nhất ở mức 4,2%

Trong đó, Saudi Arabia đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, lên khoảng 75,8 tỷ USD, mức chi tiêu quân sự cao nhất trong khu vực.

Các cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel vào ngày 7 tháng 10 và cuộc chiến của Israel ở Gaza đã khiến ngân sách quốc phòng của Israel tăng 24% vào năm ngoái lên 27,5 tỷ USD, tương đương 5,3% GDP.

Các cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Israel vào ngày 7 tháng 10 và cuộc chiến của Israel ở Gaza đã khiến ngân sách quốc phòng của Israel tăng 24% vào năm ngoái lên 27,5 tỷ USD, tương đương 5,3% GDP. Hai nước đã góp phần làm ngân sách quốc phòng ở Trung Đông tăng 9% vào năm ngoái, mức tăng hàng năm lớn nhất trong một thập kỷ.

Các thành viên NATO của châu Âu tăng ngân sách quân sự thêm 16% vào năm ngoái lên 588 tỷ USD. Điều này có nghĩa là họ đang chi trung bình 2,8% GDP cho quốc phòng, vượt qua ngưỡng 2% mà NATO đặt ra vào năm 2014. Sự gia tăng này một phần là để viện trợ cho Ukraine, một phần là để tăng kho dự trữ của họ, kết quả là chi tiêu quốc phòng của châu lục tăng mạnh.

Ông Jonas Gahr Stoere - Thủ tướng Na Uy.

Ông Jonas Gahr Stoere - Thủ tướng Na Uy cho hay: "Hôm nay, chính phủ đề xuất mức tăng chi tiêu quốc phòng cao lịch sử. Chúng tôi đang thực hiện việc này vào thời điểm tình trạng bất ổn nghiêm trọng ngày càng gia tăng ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi đang phải đối mặt với tình hình chính sách an ninh ngày càng xấu đi và kéo dài trong khu vực. Chúng tôi cũng có những nhu cầu lớn và thiếu sót đáng kể trong khả năng phòng thủ của đất nước. Do đó, chúng tôi đề xuất tăng cường chi tiêu quốc phòng của Na Uy thêm 600 tỷ crown ( tương đương 56 tỷ USD) trong 12 năm tới, từ năm nay đến năm 2036. Kế hoạch này có nghĩa là vào cuối giai đoạn này, ngân sách quốc phòng sẽ gần gấp đôi so với hiện nay".

Ba Lan dẫn đầu với mức tăng 75% vào năm ngoái, tiêu tốn 3,9% GDP vào quốc phòng. Khoản tiền này một phần là để chi trả cho chương trình hiện đại hóa quốc phòng toàn diện trị giá 2 tỷ USD cho các lực lượng vũ trang theo hướng dẫn của Mỹ nhưng cũng để đại tu ồ ạt và tăng cường kho vũ khí của nước này. Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ba Lan đã đặt mua 500 bệ phóng tên lửa HIMARS từ Lockheed Martin, 250 xe tăng Abrams từ General Dynamics cũng như các bệ phóng tên lửa, xe tăng, pháo và máy bay chiến đấu từ Hàn Quốc. Vào năm 2020, họ đã ký một hợp đồng trị giá 4,6 tỷ USD mua máy bay chiến đấu đa chức năng F-35 từ Lockheed Martin.

Phần Lan mua máy bay phản lực thế hệ tiếp theo F-35 cũng như hệ thống phòng không, tăng gấp ba lần chi tiêu mua sắm trong một năm.

Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới dài nhất của NATO với Nga, cũng tăng mạnh chi tiêu quốc phòng thêm 54%, lên 2,4% GDP. Họ cũng mua máy bay phản lực thế hệ tiếp theo F-35 cũng như hệ thống phòng không, tăng gấp ba lần chi tiêu mua sắm trong một năm.

Các quốc gia Bắc Âu và Biển Baltic khác đã tăng mạnh chi tiêu trong năm qua, trong đó Vương quốc Anh dẫn đầu khu vực với mức tăng 7,9% vào năm ngoái.

Các nhà phân tích quân sự cho rằng, sự gia tăng chưa từng có trong chi tiêu quân sự là phản ứng trực tiếp trước sự suy thoái hòa bình và an ninh toàn cầu. Các quốc gia đang ưu tiên sức mạnh quân sự, nhưng họ có nguy cơ rơi vào vòng xoáy xung đột trong bối cảnh an ninh và địa chính trị ngày càng biến động.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga sôi động

Trước việc NATO mở rộng nhanh chóng, các nước thành viên của khối này không ngừng tăng chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là sau khi cuộc xung đột với Ukraine nổ ra, năm 2023, Nga đã tăng chi tiêu quân sự thêm 24% so với năm 2022. Nga chi tiêu quân sự ở mức  5,9% GDP, tương đương 16% tổng chi tiêu của chính phủ năm 2023. Đây là mức cao nhất được ghi nhận kể từ khi Liên Xô tan rã. Mặc dù phải dành phần lớn ngân sách cho quốc phòng, nhưng nền kinh tế Nga vẫn tăng trưởng cao nhờ doanh thu xuất khẩu năng lượng cao, mang lại khả năng phục hồi cho nền kinh tế. Trong khi Ukraine đang nỗ lực tìm kiếm nguồn đạn dược, vũ khí và thiết bị phòng thủ, Nga đã tăng cường sản xuất công nghiệp ồ ạt trong hai năm qua, vượt xa những gì nhiều nhà hoạch định quốc phòng phương Tây tưởng tượng.

Ông Sergei Shoigu - Bộ trưởng Quốc phòng Nga.

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đã đi tham quan một nhà máy sản xuất xe tăng ở thành phố Omsk, Siberia và gặp gỡ và khen ngợi công nhân ở đây vì đã vượt chỉ tiêu sản xuất.

Nhà máy Omsk đang hoàn thành, thậm chí là vượt kế hoạch. Các vấn đề được đề cập trong chuyến thăm trước đã được giải quyết. Các vấn đề liên quan đến việc cung cấp động cơ đã được khắc phục, việc sản xuất động cơ mới có công suất cao hơn đã bắt đầu, và việc sản xuất hệ thống súng cối hạng nặng đã bắt đầu.

Ông Sergei Shoigu - Bộ trưởng Quốc phòng Nga.

Tại đây, Bộ trưởng Shoigu khẳng định Nga đang tăng cường sản xuất xe tăng và hệ thống súng phun lửa hạng nặng, nhưng cần phải nỗ lực nhiều hơn để tăng cường sản xuất thiết bị bảo vệ xe tăng. Ban giám đốc nhà máy cho biết, chuỗi cung ứng đã được thiết kế lại để đảm bảo cung cấp đầu vào quan trọng và tránh tác động của các lệnh trừng phạt, đồng thời các nhà máy sản xuất đạn dược, phương tiện và thiết bị đang hoạt động suốt ngày đêm theo hai ca.

Trước đó, hồi tháng 2, Tổng thống Putin cho biết, 520.000 việc làm mới đã được tạo ra trong ngành công nghiệp quân sự, lĩnh vực hiện sử dụng khoảng 3,5 triệu lao động người Nga, tương đương 2,5% dân số. Theo phân tích của Moscow Times về dữ liệu lao động của Nga vào tháng 11, các thợ máy và thợ hàn trong các nhà máy sản xuất thiết bị chiến tranh của Nga hiện đang kiếm được nhiều tiền hơn nhiều nhà quản lý và luật sư.

Các nhà hoạch định chiến tranh châu Âu cho rằng NATO đã đánh giá thấp khả năng duy trì một cuộc chiến lâu dài của Nga.

Việc sản xuất vũ khí ở Nga khác biệt đáng kể so với các nhà sản xuất vũ khí phương Tây, đặc biệt là châu Âu, nơi các công ty thường vận hành các hoạt động tinh gọn, xuyên biên giới và được thiết kế để tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông.

Việc sản xuất vũ khí ở Nga khác biệt đáng kể so với các nhà sản xuất vũ khí phương Tây, đặc biệt là châu Âu, nơi các công ty thường vận hành các hoạt động tinh gọn, xuyên biên giới và được thiết kế để tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông. Còn ở Nga, lợi nhuận không phải mục tiêu hàng đầu. Đầu năm 2023, chính phủ Nga đã chuyển giao hơn chục nhà máy, trong đó có một số nhà máy sản xuất thuốc súng, cho tập đoàn nhà nước Rostec nhằm hiện đại hóa và hợp lý hóa việc sản xuất đạn pháo và các yếu tố quan trọng khác.

Nga nhiều lần tuyên bố, việc tăng cường năng lực quốc phòng để phòng thủ chứ không có ý định tấn công bất kỳ quốc gia NATO nào, và sẽ không tấn công Ba Lan, các nước vùng Baltic hay Cộng hòa Séc. Nhưng khẳng định, máy bay xâm phạm không phận của Nga chắc chắn sẽ bị bắn rơi.

Ukraine nín thở chờ viện trợ

Ukraine đã tăng chi tiêu quốc phòng thêm 51% lên 64,8 tỷ USD - chưa bao gồm 35 tỷ USD viện trợ quân sự từ các đồng minh. Điều đó có nghĩa là họ đã dành 37% GDP và gần 60% tổng chi tiêu của chính phủ cho quốc phòng. Cho dù nhận được viện trợ tài chính từ châu Âu, Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhưng để thực hiện được mức chi tiêu này không hề dễ. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, Ukraine mất 1/5 sản lượng kinh tế vào năm 2022, năm đầu tiên diễn ra cuộc xung đột. Ukraine phụ thuộc quá nhiều vào nguồn viện trợ quân sự từ phương Tây để làm giảm khả năng chiến đấu của Nga.

Hàng trăm doanh nghiệp Ukraine sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên kể từ khi xung đột với Nga bắt đầu, nhưng một số đang thiếu vốn để sản xuất và phải hoạt động trong bối cảnh các cuộc tấn công tên lửa ngày càng gia tăng và tình trạng cắt điện trên diện rộng. Các công ty cho biết họ đã tự bơm tiền để tồn tại và đang kêu gọi chính phủ đặt thêm đơn đặt hàng cũng như cắt giảm tình trạng liêu quá mức liên quan đến việc bán vũ khí.

Một số công ty muốn được phép xuất khẩu vì cho rằng chính phủ không thể mua hết sản phẩm của họ.

Một số công ty cũng muốn được phép xuất khẩu vì cho rằng chính phủ không thể mua hết sản phẩm của họ. Theo Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin, sản lượng tiềm năng hàng năm của ngành công nghiệp quân sự hiện ở mức 18 - 20 tỷ USD. Chính phủ Ukraine đang thiếu tiền mặt, chỉ có thể đáp ứng khoảng một phần ba số đó. Con số này quá ít ỏi so với 120 tỷ USD viện trợ quân sự mà Ukraine đã nhận được từ các đồng minh trong suốt cuộc xung đột.

Cứ 400 doanh nghiệp tư nhân thì có 100 doanh nghiệp sản xuất vũ khí thuộc sở hữu nhà nước, mặc dù các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm phần lớn năng lực sản xuất.

Giờ đây, xung đột đã làm hồi sinh lĩnh vực sản xuât vũ khí tư nhân. Số lượng các nhà sản xuất quốc phòng tư nhân đã tăng gấp đôi kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine và hiện nhiều hơn số lượng các công ty nhà nước. Cứ 400 doanh nghiệp tư nhân thì có 100 doanh nghiệp sản xuất vũ khí thuộc sở hữu nhà nước, mặc dù các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm phần lớn năng lực sản xuất.

Để giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt, Ukraine đang đề nghị các đối tác nước ngoài tài trợ cho hoạt động sản xuất quốc phòng của mình. Đan Mạch đã cam kết hỗ trợ 28,5 triệu USD.

Chúng tôi đang có cuộc chiến lớn nhất trong một thế hệ. Và nhu cầu của lực lượng phòng vệ của chúng tôi cao hơn nhiều so với năng lực sản xuất tất cả các đối tác cộng lại. Ví dụ, nếu bạn nhìn vào đạn pháo cỡ nòng theo tiêu chuẩn của NATO, năng lực sản xuất của Mỹ và EU cộng lại thấp hơn nhu cầu của chúng tôi.

Ông Oleksandr Kamyshin - Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược của Ukraine.

Không chỉ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, các nhà sản xuất còn gặp phải một vấn đề phức tạp là quy trình mua sắm của chính phủ quá chậm và rườm rà.

Ông Vladyslav Belbas - Giám đốc điều hành của Công ty Ukrainska Bronetekhnika dẫn chứng thực tế là Bộ Quốc phòng chỉ đặt hàng cho năm hiện tại, khiến các doanh nghiệp không thể lập kế hoạch dài hạn. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô do thiếu vốn. Một cách để huy động tiền là cấp giấy phép cho các công ty xuất khẩu các sản phẩm mà Ukraine không thể mua được do thiếu tài chính. Tuy nhiên, đây là vấn đề chính trị nhạy cảm trong thời chiến và chưa được phép thực hiện. Nguồn tin trong chính phủ cho biết giới lãnh đạo Ukraine phản đối việc cho phép xuất khẩu trong thời chiến vì điều này có thể khiến Ukraine khó xin được viện trợ quân sự từ nước ngoài.

Ông Vladyslav Belbas - Giám đốc điều hành của Công ty Ukrainska Bronetekhnika.

Ngoài những khó khăn về tài chính, việc sản xuất vũ khí ở Ukraine trong thời kỳ chiến tranh toàn diện còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các cơ sở sản xuất vũ khí thường là mục tiêu bắn phá của Nga.

Với năng lực quốc phòng yếu và tổn thất nhiều sau các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng quốc phòng, Ukraine giờ đang rất nóng lòng chờ nhận được viện trợ nước ngoài, cụ thể là khoản 61 tỷ đô la từ Mỹ. Khi thời tiết ấm dần lên, Kiev lo ngại Nga đang chuẩn bị một cuộc tấn công lớn trên khắp chiến tuyến dài hơn 1.000 km. Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, cảnh báo tình hình chiến trường ở miền Đông đang xấu đi, nhưng các lữ đoàn của Kiev ở Chasov Yar vẫn đang cầm cự được trước các cuộc tấn công và đã được tăng cường đạn dược, máy bay không người lái và các thiết bị tác chiến điện tử.

Giới quan sát nhận định nguồn viện trợ sẽ là liều thuốc tinh thần cần thiết cho quân đội Ukraine sau nhiều tháng chiến đấu trong cảm giác "bị cô lập và bỏ rơi" giữa những thất bại trên chiến trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định nguồn viện trợ mới sẽ chưa thể giúp tạo ra tác động tức thì hoặc cho phép Ukraine xoay chiều cục diện trên chiến trường trong năm 2024.

Thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới, trong đó vũ khí trang bị ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát vì hầu hết các thỏa thuận kiểm soát vũ khí đã lỗi thời hoặc không còn hiệu lực. Báo cáo của SIPRI cho thấy, chi tiêu quân sự vào năm 2024 sẽ tiếp tục tăng lên. Chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết, thì các nước sẽ tiếp tục chạy đua vũ trang, gây ra những đe dọa tiềm tàng mới đối với an ninh, ổn định toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.