Thế giới đối mặt với cơn bão giá và lạm phát
Lạm phát của Eurozone tăng trong tháng 12/2023
Theo đó, lạm phát trên toàn khối 20 quốc gia sử dụng chung đồng Euro đã tăng từ mức 2,4% trong tháng 11 lên 2,9% trong tháng 12. Mặc dù dữ liệu dường như xác nhận dự đoán của ECB rằng lạm phát đã chạm đáy vào tháng 11 và sẽ ổn định trong khoảng 2,5% đến 3% cho đến năm 2024, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng, trước khi chậm lại vào năm 2025.
Thế nhưng điều đáng mừng, theo các chuyên gia, sự phục hồi của lạm phát tại khu vực Eurozone chủ yếu là do các yếu tố kỹ thuật, chẳng hạn như việc chấm dứt một số trợ cấp của chính phủ. Bên cạnh đó còn một dấu hiệu tích cực khác, đó là lạm phát cơ bản (đã loại bỏ giá lương thực và năng lượng) đã giảm xuống còn 3,4% trong tháng cuối năm 2023 (từ mức 3,6% trong tháng trước đó), cho thấy áp lực giá vẫn đang hạ nhiệt.
Mức tăng lạm phát mạnh ở Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn của Eurozone, đã tác động đến mức tăng lạm phát tổng thể của khu vực này. Tại Đức, CPI tăng từ mức 2,3% của tháng 11 lên mức 3,8% trong tháng 12. Tại Pháp, CPI tăng lên 4,1% trong tháng 12 từ mức 3,9% của tháng trước. Trong cả hai trường hợp trên, giá năng lượng góp phần đẩy tốc độ lạm phát lên cao.
Lạm phát tăng trở lại đúng thời điểm khi mà các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách dường như đang có những nhận định rất khác nhau về xu hướng giá cả và tác động của chúng đối với lãi suất.
Theo đó hiện các nhà đầu tư đang đưa ra dự đoán rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 6 lần trong năm nay và động thái đầu tiên có thể diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4, do kinh tế suy thoái và tăng trưởng tiền lương yếu ớt sẽ kéo giảm lạm phát, từ đó cho phép ECB đảo ngược chu kỳ thắt chặt chính sách nhanh nhất trong lịch sử.
Trong khi đó theo một số chuyên gia, dữ liệu lạm phát mới nhất càng củng cố thêm niềm tin rằng ECB sẽ không có bất kỳ động thái gì tại cuộc họp chính sách đầu năm 2024 diễn ra ngày 25/1 tới đây.
Ông Robert Holzmann, một thành viên Hội đồng Thống đốc của ECB: “Còn quá sớm để nói về việc giảm lãi suất và động thái như vậy vào năm 2024 là điều không chắc chắn. Ngay cả khi ECB không tăng thêm lãi suất nữa thì cũng không có gì đảm bảo cho việc giảm lãi suất vào năm 2024. Việc bình thường hóa chính sách tiền tệ đã cho thấy tác động của nó trong việc làm chậm lạm phát, nhưng vẫn còn quá sớm để nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất”.
Có chuyên gia chỉ ra rằng thực trạng cuộc xung đột ở Trung Đông leo thang là một rủi ro đặc biệt đối với giá dầu và năng lượng toàn cầu. Sự leo thang này "sẽ có tác động trên toàn thế giới, bao gồm cả ở châu Âu và khu vực đồng Euro (Eurozone). Và điều đó có thể giữ áp lực lạm phát cao hơn trong thời gian dài hơn".
Trong khi đó, các thị trường cũng đang đặt cược vào triển vọng giảm suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Giới đầu tư nhận định, một khi ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới giảm lãi suất vào tháng 3 hoặc tháng 5, ECB cũng chịu áp lực hành động đồng bộ.
Chuỗi siêu thị Pháp dừng bán sản phẩm tăng giá quá cao
Người phát ngôn của “gã khổng lồ” ngành siêu thị Pháp cho biết từ ngày 4/1/2024, các kệ đựng sản phẩm PepsiCo tại các cửa hàng Carrefour ở Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ treo biển với nội dung cửa hàng sẽ không còn bày bán hàng của các nhãn hàng này nữa "do mức giá tăng không thể chấp nhận được”. Nhiều người tiêu dùng tỏ ra không mấy ngạc nhiên trước thông tin này trong bối cảnh lạm phát và giá cả tăng cao.
Động thái của Carrefour tác động đến hơn 9.000 cửa hàng trên khắp bốn quốc gia, chiếm tới 2/3 tổng số 14.348 cửa hàng trên toàn cầu của nhà bán lẻ này theo báo cáo thường niên năm 2022. Châu Âu chiếm khoảng 14% - tương đương khoảng 9 tỷ USD doanh thu toàn cầu của PepsiCo trong 9 tháng đầu năm 2023. Nhà phân tích Callum Elliott của Bernstein ước tính rằng các cửa hàng Carrefour ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ chiếm 0,25% doanh thu toàn cầu của PepsiCo.
Các nhà bán lẻ ở một số quốc gia bao gồm Đức và Bỉ cũng đã ngừng đặt hàng tương tự từ các công ty hàng tiêu dùng, một chiến thuật đàm phán giá cả ngày càng trở nên căng thẳng do lạm phát leo thang.
Trước đó, hồi tháng 10/2023, PepsiCo cho biết họ đã lên kế hoạch tăng giá sản phẩm một cách "khiêm tốn" trong năm 2024 do nhu cầu vẫn tăng mạnh, khiến công ty phải tăng dự báo lợi nhuận năm 2023 lần thứ ba liên tiếp.
Carrefour là một trong những nhà bán lẻ tích cực nhất trong việc thách thức các công ty kinh doanh thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng lớn về giá cả. Năm ngoái, họ bắt đầu chiến dịch "thu hẹp lạm phát" bằng cách dán cảnh báo lên các sản phẩm có kích thước nhỏ hơn nhưng giá thành cao hơn.
Trong nỗ lực giảm lạm phát, Chính phủ Pháp đã yêu cầu các nhà bán lẻ và nhà cung cấp hàng hóa kết thúc đàm phán giá hàng năm vào tháng 1/2024, sớm hơn hai tháng so với thường lệ.
Khác với nhiều nước châu Âu, Pháp quản lý mạnh mẽ lĩnh vực bán lẻ, buộc các siêu thị chỉ đàm phán giá mỗi năm một lần với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp.
Nhưng vòng đàm phán giá cuối cùng vào đầu năm ngoái, đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng lạm phát, đã khiến giá cả tăng rất cao, ảnh hưởng đến doanh thu tại các siêu thị và thúc đẩy họ phải đàm phán giảm giá vào lần sắp tới.
Thời lạm phát, giá thành tăng cao, các nhãn hàng không muốn tăng giá sản phẩm vì tăng giá sẽ khiến người tiêu dùng không thấy thoải mái, có thể dẫn tới mất khách. Song họ lại cũng không muốn bị hụt lợi nhuận do phải giữ giá. Thế là họ vẫn giữ giá sản phẩm nhưng rút bớt số lượng bên trong. Chiêu thức này gọi là “lạm phát thu nhỏ” (shrinkflation). Một thuật ngữ kết hợp của “lạm phát” (inflation) và “thu giảm” (shrink).
Với cách thức này, bề ngoài thì có vẻ các nhãn hàng không tăng giá nhưng thực chất người tiêu dùng đang phải trả giá đắt hơn. Thành thử, cả các nhà chức trách lẫn các nhà bán lẻ châu Âu đều coi đây là một hình thức “lừa dối khách hàng”.
Trên quan điểm của một số nhà kinh tế học thì hành động này “không có lợi” khi người tiêu dùng muốn mua hàng mà hàng lại không có trên kệ”.
Tuy nhiên, hành động như kiểu Carrefour lại đang được các chính phủ châu Âu ủng hộ. Họ đang cùng nhau gây sức ép bắt các nhãn hàng phải giảm giá trong bối cảnh lạm phát hiện tại.
Siêu lạm phát ở Argentina
Tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Argentina cũng đạt 25,5% trong tháng 12/2023, thấp hơn một chút so với dự báo, khi đồng nội tệ Peso mất giá mạnh vào tháng này.
Chỉ số lạm phát cao đã đưa Argentina vượt qua Venezuela, nền kinh tế ngang hàng trong khu vực, quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất từ trước đến nay ở khu vực Mỹ Latin. Lạm phát của Venezuela đã hạ nhiệt xuống mức ước tính 193% vào năm 2023, sau nhiều năm tăng giá ngoài tầm kiểm soát.
Trong khi tình trạng lạm phát cao tại Argentina đã diễn ra trong nhiều năm qua, tốc độ tăng giá hiện nay ở nước này đang ở mức cao nhất kể từ đầu những năm 1990, trong đó giá lương thực tăng đặc biệt nhanh.
Tổng thống Javier Milei đang tìm cách áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" cứng rắn để giảm mạnh lạm phát, giảm thâm hụt tài chính và xây dựng lại kho bạc chính phủ.
Tuy nhiên, ông Milei, Tổng thống mới nhậm chức được một tháng, đã cảnh báo rằng sẽ mất thời gian và mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn. Nhiều người Argentina đang ngày càng khó khăn hơn, nhiều người đã rơi vào tình trạng nghèo đói.
Người dân Argentina đang thắt lưng buộc bụng hơn so với trước đây khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2023 tăng 211% so với cùng kỳ năm trước, đưa nước này trở thành quốc gia có lạm phát cao nhất khu vực Mỹ Latin.
Bà Maria Elena Fernandez, người dân Argentina chia sẻ: “Nếu không có sự hỗ trợ của các con tôi, tôi sẽ không đủ ăn hàng ngày. Giá cả thì cứ tăng cao và đắt lên từng ngày. Tôi không đủ tiền để trả hết cho người bán hàng.”
Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người về hưu, những người gần như không thể trang trải cuộc sống với thu nhập tối thiểu của mình.
Dù Argentina đã đối mặt với tình trạng lạm phát cao nhiều năm qua, tốc độ hiện tại vẫn là cao nhất kể từ đầu thập niên 90. Nguyên nhân lạm phát ở Argentina được nhận định là do tình hình bất ổn trên thế giới, căng thẳng chuỗi cung ứng và chi tiêu công tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học cho rằng vấn đề còn nằm ở chính nước này. Quốc gia này đang chi nhiều hơn thu. Y tế, giáo dục, năng lượng, dịch vụ công ở đây được trợ giá mạnh tay hoặc miễn phí.
Là nền kinh tế lớn thứ ba của Mỹ Latinh, Argentina đã sa lầy trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính trong nhiều năm qua. Để vực dậy nền kinh tế đất nước, tân Tổng thống Argentina Javier Milei đã ngay lập tức tiến hành một loạt biện pháp cải cách triệt để, trong đó có phá giá đồng nội tệ peso ở mức trên 50%, cắt giảm trợ cấp năng lượng hay huỷ bỏ các dự án cơ sở hạ tầng đã được cấp phép nhưng chưa khởi công.
Cuba tăng giá xăng dầu sau nhiều thập kỷ
Các trạm xăng ở Cuba đều tấp nập người dân xếp hàng dài chờ mua nhiên liệu trong bối cảnh giá nhiên liệu ở nước này lần đầu tiên có sự biến động mạnh trong nhiều thập kỷ qua. Một số người dân bày tỏ lo ngại việc giá nhiên liệu có sự biến động lớn lần này sẽ tác động mạnh đến cuộc sống của họ.
Bên cạnh đó, Chính phủ Cuba công bố quyết định tăng 25% giá điện đối với những người sử dụng nhiều hơn 500kW/h và giá khí hóa lỏng dân sinh từ tháng 3 tới, nhằm cắt giảm mức trợ cấp và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.Theo ước tính chính thức, nền kinh tế của hòn đảo này suy giảm 2% vào năm 2023, trong khi lạm phát lên tới 30%.
Đồng nội tệ Cuba bắt đầu giảm giá mạnh vào năm 2021, sau khi Chính phủ từ bỏ hệ thống tiền tệ kép phức tạp. Chính phủ Cuba cho biết, Ngân hàng trung ương Cuba đang nghiên cứu một tỷ giá hối đoái mới tiềm năng so với đồng USD. Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tài chính và Vật giá Cuba Vladimir Reguero nhấn mạnh, những thay đổi này nhằm mục đích “hồi sinh” nền kinh tế Cuba hiện đang sa lầy trong khủng hoảng.
Trong báo cáo "Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng 2024" mới được công bố, Liên hợp quốc đã đưa ra dự báo ảm đạm về kinh tế toàn cầu năm nay, do những thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng. Liên hợp quốc dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống 2,4% trong năm nay, so với mức tăng trưởng ước tính vượt dự báo 2,7% trong năm ngoái. Theo báo cáo, lạm phát trên toàn cầu ở mức 8,1% trong năm 2022 giảm xuống 5,7% trong năm 2023 và 3,9% trong năm 2024. Tuy nhiên, ở khoảng 1/4 số quốc gia đang phát triển, lạm phát được cho là ở mức trên 10% trong năm nay.
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.
0