Thế giới trải qua tháng 7 nóng nhất lịch sử

Mới đây, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho biết, tháng 7 vừa qua là tháng nóng nhất từ trước đến nay và tiếp tục chuỗi 14 tháng liên tiếp phá kỷ lục về nhiệt độ.

Theo đó, nhiệt độ toàn cầu trong tháng 7 cao hơn 2,18 độ F (1,21 độ C) so với mức trung bình của thế kỷ 20 là 60,4 độ F (15,8 độ C). Mức tăng này đã góp phần gây ra các đợt nắng nóng đáng kể ở các khu vực Địa Trung Hải và vùng Vịnh, với châu Phi, châu Âu và châu Á trải qua tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trong khi Bắc Mỹ ghi nhận tháng nắng nóng thứ hai. NOAA cho biết, hiện có 77% khả năng năm 2024 sẽ là năm ấm nhất từ trước đến nay.

Dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ lại trái ngược với dữ liệu của Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu Copernicus (C3S), vốn cho rằng nhiệt độ trung bình trong tháng 7/2024 thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cả hai cơ quan đều có chung quan điểm về xu hướng đáng báo động của nhiệt độ liên tục phá kỷ lục trước đây.

Trong khi đó, nhiệt độ đại dương cũng ghi nhận tháng ấm thứ hai trong lịch sử, chấm dứt chuỗi 15 tháng liên tiếp có nhiệt độ cao kỷ lục. Nhiệt độ bề mặt biển cao hơn mức trung bình ở hầu hết các khu vực, trong khi một số vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương và Đông Nam Thái Bình Dương lại thấp hơn mức trung bình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân Hàn Quốc (PPP) cầm quyền đã lên tiếng ủng hộ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì ban bố thiết quân luật.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành cuộc đàm phán với lãnh đạo các đảng phái khác nhau ,nhằm tìm đồng thuận để thành lập một "Chính phủ vì lợi ích quốc gia" và tránh cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài.

Hàng trăm lọ chứa virus gây chết người đã biến mất khỏi một phòng thí nghiệm ở Australia. Chính quyền bang Queensland đã chỉ thị cho Queensland Health (sở y tế công cộng của Australia) mở cuộc điều tra vụ việc nghiêm trọng này.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, bất chấp tuyên bố trước đó về chính sách cứng rắn với Bắc Kinh. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nhà lãnh đạo Trung Quốc có nhận lời mời hay không.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lên tiếng bảo vệ quyết định ban bố thiết quân luật trong đêm 3/12, khẳng định ông sẽ không né tránh trách nhiệm pháp lý và chính trị liên quan đến quyết định này. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng chỉ trích đảng đối lập không công nhận Tổng thống được dân bầu và lạm dụng việc luận tội.

EU và nhóm 5 quốc gia Mỹ Latinh tụ nhóm trong liên kết Mercosur - bao gồm Argentina, Brazil, Bolivia, Uruguay và Paraguay vừa đạt được thoả thuận về thành lập khu vực mậu dịch tự do chung.