Thế giới trước nguy cơ khủng hoảng thiếu gạo

Gạo - loại lương thực quan trọng đối với chế độ ăn của hàng tỷ người trên toàn thế giới - đã đạt mức giá cao nhất kể từ năm 2008, và một số nước châu Á đã bắt đầu áp đặt các hạn chế xuất khẩu. Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống.

Cuộc  khủng hoảng giá gạo hiện nay khiến người ta nhớ đến cuộc khủng hoảng năm 2008. Theo một nghiên cứu của OECD, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008, giá một tấn gạo đã tăng từ 300 USD lên 1.200 USD (tức là tăng 300%). Khi đó, giá gạo tăng ở một số nền kinh tế, nhanh chóng lan sang các thị trường khác khi người tiêu dùng và chính phủ phải xoay xở để đảm bảo nguồn cung. 

Tháng 7 vừa qua,  Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu, đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Chính phủ Ấn Độ giải thích rằng, mục đích của biện pháp này là "đảm bảo có đủ gạo trắng non-basmati ở thị trường Ấn Độ và giảm thiểu tình trạng tăng giá ở thị trường nội địa". Mặc dù vậy, vẫn có một số ngoại lệ nhất định. Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết, việc xuất khẩu gạo trắng non-basmati sang các nước để “đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực” sẽ tiếp tục. Mà bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào của Ấn Độ cũng có thể làm tăng giá lương thực. Trong khi đó, Thái Lan đã quyết định tăng giá xuất khẩu để cải thiện thu nhập cho nông dân và cũng là để "tăng sức mạnh đàm phán trên thị trường toàn cầu". Nhưng việc thực hiện dự định này không phải là dễ dàng.

Khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói, suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống. Ngoài ra, những người không thể tiếp cận đầy đủ thực phẩm lành mạnh rất dễ xuất hiện các vấn đề như bệnh tim mãn tính, tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm và lo lắng. Vòng tuần hoàn giữa mất an ninh lương thực và bệnh tật sẽ dẫn đến sự sụt giảm của năng suất lao động, năng lực học tập và năng lực phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ, từ đó ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe của nguồn nhân lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Căng thẳng thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang có dấu hiệu leo thang, khi hai bên những ngày qua liên tiếp mở các cuộc điều tra chống bán phá giá nhằm vào các sản phẩm của nhau.

Là Chủ tịch BRICS năm nay, Nga sẽ tập trung vào các vấn đề thương mại, đầu tư, công nghệ đổi mới và các vấn đề xã hội.

Nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Sau khi GDP đạt mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2023, cao hơn đáng kể so với dự báo, quý I năm nay, tăng trưởng GDP của Nga tiếp tục đạt mức cao, 5,4%.

Trong suốt gần 1/4 thế kỷ lãnh đạo đất nước trên cả hai cương vị tổng thống và thủ tướng, ông Putin đã có công lớn mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa quốc gia này từ vị thế đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở thành một trong những cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Các cuộc tấn công qua lại giữa Israel và Hezbollah cho thấy hai bên sẵn sàng mở rộng đối đầu quân sự, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ Israel tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực vào miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột tại dải Gaza đã kéo dài 8 tháng qua.

Từ trước khi Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine diễn ra tại Thuỵ Sĩ, các nhà phân tích đã dự đoán rằng hội nghị này dường như không đạt được các mục tiêu đã nêu, cả về mặt đại diện tham dự và việc phát triển chương trình nghị sự thống nhất mà Kiev muốn thúc đẩy, khi không có sự tham gia của Nga.