Thế giới trước ô nhiễm không khí

Báo cáo mới đây từ Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết, khoảng 2 tỉ tấn bụi xâm nhập bầu khí quyển mỗi năm, làm bầu trời tối đen và gây hại cho chất lượng không khí ở những khu vực cách xa hàng nghìn km, đồng thời ảnh hưởng đến nền kinh tế, hệ sinh thái, điều kiện thời tiết và khí hậu.

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới WMO, lượng bụi trong không khí đã tăng nhẹ vào năm 2022,  khi nồng độ bụi trung bình trên bề mặt toàn cầu là 13,8 microgam/mét khối, cao hơn mức ghi nhận năm 2021 là 0.3 microgam /m3. Mức tăng nhẹ này là do lượng khí thải tăng từ phía Trung - Tây châu Phi, bán đảo Ả Rập, cao nguyên Iran và miền tây bắc Trung Quốc..

Theo ông Petteri Taalas, giám đốc WMO, các hoạt động của con người có tác động tới bão cát và bụi

Vùng đất trũng Bodele ở Tchad, nơi có nồng độ bụi cao nhất với mức trung bình từ 900 đến 1.200 microgam trên mét khối, nằm ở Djourab –một hoang mạc cát của sa mạc Sahara, phía bắc nước Cộng hòa Tchad. Nơi đây được gọi là mỏ khoáng chất Diamtomite, hay còn gọi là đất tảo cát, thường bị gió thổi bay tạo thành nguồn bụi lớn nhất thế giới, chiếm 20%  tổng lượng bụi của cả hành tinh. Chỉ riêng khu vực Bodele đã cung cấp cho lưu vực sông Amazon 50 triệu tấn bụi mỗi năm, tương ứng với một nửa lượng phân bón đầu vào của Amazon.

Bão cát tại Cộng hòa Tchad

Ở Nam bán cầu, nồng độ bụi cao nhất được tìm thấy ở miền trung Australia và bờ biển phía tây Nam Phi, với con số từ 200 đến 300 microgam/m3.

Trên thực tế,  bụi đóng một vai trò quan trọng trong sự sống như hỗ trợ cho sự hình thành các giọt nước mưa, hay giúp lắng đọng chất dinh dưỡng trên bề mặt đại dương.

Tuy nhiên, với lượng bụi ngày càng gia tăng từ hoạt động của con người có thể dẫn đến những cơn bão bụi thổi lan vi khuẩn tới mọi ngóc ngách trên hành tinh, tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.

“Bão cát và bụi có tác động tới sức khỏe, giao thông, đặc biệt là hàng không, giao thông đường bộ, đường sắt và nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn cộng đồng cũng như nền kinh tế”

Tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề nan giải của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng. Tổ chức khí tượng thế giới WMO cũng đang ưu tiên phát triển các dự án liên kết toàn cầu với các hệ thống cảnh báo sớm giám sát bão cát và bão bụi trong trường hợp xảy ra thảm họa khí tượng trong vòng 4 năm tới, nhằm bảo vệ người dân khỏi những tác động ngày càng tồi tệ của biến đổi khí hậu'", ông Petteri Taalas, giám đốc WMO, nhận định.

Con người là nạn nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường. Khi chúng  ta tiếp xúc với khói bụi trong thời gian dài, sẽ có nguy cơ giảm trí nhớ, mắc các bệnh về mắt, tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, đe dọa chức năng phổi và rất nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Tuy nhiên, con người cũng lại là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người như khí thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy hay đốt ruộng nương, tạo nên màn khói bụi ô nhiễm bao phủ khắp bầu trời. Tình trạng này thường xuyên diễn ra tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào mùa đông.

Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, bị phủ một lớp khói mù

Hình ảnh thủ đô New Delhi hiện ra mờ ảo trong làn sương mờ đục. 20 triệu dân của thành phố này đã quen với hiện tượng này vào mỗi mùa đông, nhưng sự ngột ngạt khó chịu thì ít ai có thể quen được. Người dân thành phố đã bắt đầu đeo khẩu trang như một biện pháp phòng ngừa để tránh các vấn đề về đường hô hấp

Không khí lạnh, nặng của mùa đông lưu giữ khói bụi dày đặc chủ yếu đến từ hoạt động đốt ruộng để chuẩn bị cho vụ mùa mới, bụi xây dựng và khí thải xe cộ đã khiến chất lượng không khí ở thủ đô New Delhi ở mức độ kém. Cơ quan khí tượng Ấn Độ cho biết PM10 là chất gây ô nhiễm chính ở một số khu vực của New Delhi, trong khi PM2.5 được đo trên 100. Chỉ số này đo lường nồng độ của các hạt nhỏ có thể xâm nhập sâu vào phổi và gây ra các bệnh nghiêm trọng, được gọi là hạt mịn PM 2,5, từ đường kính của chúng từ 2,5 micromet trở xuống. Mức trên 60 được coi là không lành mạnh.

Quan chức môi trường Delhi, ông Gopal Rai cho biết, giai đoạn thứ hai của Kế hoạch hành động ứng phó theo cấp độ đã được chính phủ triển khai để giải quyết tình trạng này, như tăng cường các chuyến xe buýt điện và tàu điện ngầm., khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng và giảm bớt các phương tiện cá nhân .

"Mặc dù tình trạng ô nhiễm không khí do  đốt gốc rạ diễn ra hàng năm, nhưng chúng tôi kỳ vọng rằng số vụ đốt gốc rạ sẽ thấp hơn ở Haryana và Punjab. Bây giờ, vào thời điểm sắp tới lễ hội Diwali, nên chúng tôi đang nỗ lực hết sức để cải thiện tình hình so với lần trước.", ông Gopal Rai, đại diện cơ quan môi trường Delhi, Ấn Độ, nói.

Ông Rai cho biết, chính phủ cũng đã quyết định sử dụng bột chống ô nhiễm để ngăn ngừa bụi trong thành phố và sẽ tái khởi động chiến dịch hạn chế ô nhiễm do xe cộ gây ra.

Theo thông lệ trong ba năm qua, New Delhi tháng trước đã công bố lệnh cấm toàn diện đối với việc sản xuất, tàng trữ, bán và sử dụng pháo trong phạm vi thủ đô. Một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, 'Patakhe Nahi Diye Jalao', sẽ sớm được triển khai lại để ngăn chặn việc đốt pháo tại lễ hội Diwali.

Trong khi đó tại nước láng giềng Trung Quốc, Cơ quan Khí tượng Quốc gia nước này thông báo, ô nhiễm khói bụi và sương mù từ đầu tuần này sẽ kéo dài đến ngày 03/11 tại nhiều tỉnh thành.

Nặng nề nhất là các tỉnh thành phía Bắc, trong đó TP Bắc Kinh nơi có đến 25 triệu dân sinh sống đã ban hành cảnh báo ô nhiễm không khí màu cam - mức cao thứ hai trong thang cảnh báo về ô nhiễm không khí. Chính quyền thành phố đã triển khai nhiều biện pháp như hạn chế giao thông bắt buộc đối với các phương tiện ô nhiễm nặng

Cháy rừng tái diễn ở Bolivia đã khiến thành phố Santa Cruz cũng  đang phải vật lộn với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Chính quyền thành phố Santa Cờ-rút ở Bolivia đã phải đưa ra cảnh báo đỏ do khói mù lan rộng. Tình trạng này được cho là do cháy rừng hoành hành tại các khu vực trồng đậu nành của đất nước.

Các vụ cháy rừng bùng phát tại Santa Cruz đã khiến chất lượng không khí  ở mức tồi tệ nhất từng được ghi nhận ở  thành phố Santa Cruz.

Chỉ số chất lượng không khí của thành phố đã tăng vọt lên 313, mức cao nhất từ trước đến nay khiến chính quyền  địa phương phải đưa ra cảnh báo đỏ, nhiều chuyến bay bị đình chỉ và các trường học chuyển sang học trực tuyến..

Các nhà chức trách cho biết, nguyên nhân chính của vụ việc là do nông dân trong khu vực tiến hành đốt phế phẩm nông nghiệp, một hành động đã bị cấm kể từ ngày 01/8.

Nhà chức trách thành phố đã khuyến cáo người dân đóng cửa sổ của các ngôi  nhà, trẻ em, người già, người mắc các bệnh về hô hấp và bệnh tim nên tránh ra ngoài để đảm bảo sức khỏe.

Trong khi đó thành phố Laz Paz của Bolivia cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất do cháy rừng.. Người dân địa phương cho biết, đám cháy đã thiêu rụi nhiều loại cây trồng và đang tiến đến Công viên Quốc gia Madidi, một trong những khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng nhất của đất nước, bao gồm một phần của rừng Amazon Bolivia

Theo báo cáo của chính phủ, có 16 vụ cháy rừng đang diễn ra ở 4 khu vực của Bolivia, trong đó khu vực La Paz là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các nhà khoa học trên thế giới, thì cây xanh có khả năng hấp thụ 50% bụi phóng xạ; quét dọn bụi độc  hại và trả lại cho khí quyển nhiều dưỡng khí. Những hàng cây trồng đan xen thành nhiều lớp còn có tác dụng chắn gió, hạn chế sự di chuyển của cát bụi. Là quốc gia sa mạc và thường xuyên phải  hứng chịu những trận bão cát, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE đã có nhiều chính sách khuyến khích phủ xanh đất đai. Mới đây, một công ty năng lượng của nước này đã sử dụng máy bay không người lái  gieo hạt giống, nhằm đẩy nhanh chương trình trồng 10 triệu cây rừng ngập mặn đến năm 2030.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.