Trưng bày 'The La - Ngàn năm canh cửi'

Trưng bày “The La - Ngàn năm canh cửi” của nghệ nhân Lê Đăng Toản, người tiếp nối và gìn giữ tinh hoa nghề dệt the - lụa làng La Khê đã khai mạc sáng 9/10 tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

The La, tức là làng La Ninh, La Khê. Đây là làng nổi tiếng với nghề dệt the lụa từ nhiều thế kỷ trước, nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nghề dệt này bị gián đoạn. Đến năm 2002, nghề dệt the lụa được khôi phục. Nghệ nhân Lê Đăng Toản hiện vẫn nỗ lực duy trì nghề dệt the truyền thống của làng. Đến nay, khoảng 20 mẫu hoa văn the đã được phục dựng. Sản phẩm the lụa có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, không nhăn.

Trưng bày “The La - Ngàn năm canh cửi” mang đến một không gian văn hóa ấn tượng với sự sắp đặt nghệ thuật, là cơ hội để công chúng khám phá, tìm hiểu về nghệ thuật dệt may truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc. Thông qua việc trưng bày các bộ cổ phục như áo dài, áo ngũ thân hay bộ khung cửi dệt vải phỏng cổ sẽ giúp công chúng hiểu thêm về sự tinh xảo và khéo léo, tình yêu nghề cổ truyền của nghệ nhân làng La Khê – một làng nghề nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tranh cổ động không chỉ dừng lại ở chức năng tuyên truyền trực quan mà còn trở thành một thể loại hội họa đặc sắc của nền mỹ thuật cách mạng.

Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.

Hơn 200 đại biểu từ các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã tham dự chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền vào ngày 26/4.

Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.

Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.

Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.