Thêm nhiều huyện ngoại thành được cung cấp nước sạch
Nhiều năm nay, gia đình ông Quí ở xã Nhị Khê (huyện Thường Tín) sử dụng song song cả hai nguồn: nước mưa dành cho ăn uống, nước giếng khoan dành cho tắm giặt, sinh hoạt khác. Không thiếu nước, nhưng cũng chẳng yên tâm về chất lượng, nên khi thấy dự án cung cấp nước sạch của thành phố triển khai, gia đình ông rất phấn khởi.
Nhị Khê là một trong 5 xã của huyện Thường Tín đang được triển khai dự án cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của thành phố từ đầu tháng 11 đến nay. Giai đoạn 1 của dự án sẽ cấp nước cho khoảng hơn 14.000 hộ dân, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2025. 21 xã còn lại của huyện sẽ tiếp tục được triển khai trong năm 2025.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Nhị Khê, huyện Thường Tín cho biết: "Nhị Khê là xã đầu tiên của huyện năm 2023 đạt tiêu chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu với 3 lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Giờ được thêm cả nước sạch, người dân và chính quyền rất phấn khởi. Có nước sạch, đời sống người dân sẽ càng văn minh hơn".
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện 315 trên tổng số 413 xã đã được đầu tư hệ thống cấp nước, đạt tỷ lệ 93,5% người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung của thành phố. Còn 98 xã đang được các đơn vị cấp nước tập trung nguồn lực triển khai đầu tư mạng lưới cấp nước, trong đó đến cuối năm 2024, 31 xã sẽ hoàn thành và 67 xã còn lại hoàn thành trong năm 2025.
Ông Lê Văn Du, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng cấp thoát nước - Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: "Năm 2023, Thành phố đã điều chỉnh phạm vi và dự án cấp nước cho các huyện chưa có nước sạch trên cơ sở năng lực phục vụ của từng đơn vị cấp nước".
Các địa bàn chưa có nước sạch hiện chủ yếu tập trung ở các xã thuộc huyện phía Bắc như Sóc Sơn, Đông Anh; phía Nam là Thường Tín, Phú Xuyên và xa trung tâm như Ứng Hòa, Mỹ Đức và 3 xã miền núi của huyện Ba Vì. Trong đó, ngoài Thường Tín, Đông Anh, Sóc Sơn đang triển khai, dự kiến trong tháng 12 này cũng sẽ khởi công dự án cấp nước cho 5 xã của huyện Thạch Thất.
Hiện nay, trên thế giới đã có 97 quốc gia quy định thành luật về ghế an toàn cho trẻ em. Việc luật hóa vị trí ngồi và dùng ghế chuyên dụng giúp trẻ em được bảo vệ tốt hơn khi tham gia giao thông.
Quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô tại Việt Nam được cho là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ. Sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô đạt chuẩn có thể giúp giảm phần lớn vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng trên ô tô khi chẳng may xe gặp tai nạn giao thông.
Tình trạng tài sản dôi dư không được khai thác sử dụng, xuống cấp nặng nề đang diễn ra tại nhiều địa phương. Nguyên nhân là do còn có những khó khăn vướng mắc trong quy trình xử lý nhà đất công sản. Bộ Tài chính cần quy định cụ thể thời gian bàn giao các trụ sở không còn sử dụng.
Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra vào sáng 2/12 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả đạt được, tăng tính chủ động, tự lực, tự cường trong phát triển, phải giảm chi phí logistics trong GDP của đất nước xuống 15% và phấn đấu nâng quy mô của logistics trong GDP đạt con số 20%.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là năm mới 2025 sẽ đến. Lúc này, không khí chuẩn bị Tết đang ngập tràn ở rất nhiều nơi, đặc biệt là làng hoa Tây Tựu. Người dân nơi đây đang ngày đêm chăm bón, mong chờ những bông hoa sẽ kịp nở vào đúng dịp Tết. Những người nông dân đã lắp hàng ngàn bóng đèn để kích hoa nở dịp Tết khiến cho khung cảnh thủ phủ hoa trở nên lung linh về đêm.
Với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững", Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024 đã khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia vào sáng nay 2/12.
0