Thi chuyển cấp và những điều học sinh cần chú ý
Trượt tốt nghiệp THPT 2024 được thi lại theo chương trình cũ
Năm 2024 là năm cuối cùng thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT theo chương trình cũ. Từ năm 2025, kỳ thi sẽ được điều chỉnh để phù hợp với lứa học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trước băn khoăn của dư luận về việc học sinh trượt tốt nghiệp năm 2024 có được thi riêng hoặc làm bài thi riêng nếu tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 hay không? Mới đây, Bộ GD&ĐT đã chính thức có giải đáp.
Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có 4 môn thi, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán và Văn. Ngoài ra, thí sinh chọn thêm hai môn thi ở 9 môn còn lại. Do có sự thay đổi căn bản này, nhiều học sinh học chương trình cũ lo lắng nếu trượt tốt nghiệp hoặc vì lí do nào đó không tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thì khó thi lại để đỗ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ kỳ thi tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ, Bộ sẽ nghiên cứu tổ chức thi cùng năm 2025 theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học. Nội dung cụ thể về phương án thi sẽ được đưa vào điều khoản chuyển tiếp của Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025.
Dù có thay đổi về phương án thi theo chương trình mới, nhưng Nguyên tắc "bất di bất dịch" của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Với các em trượt kỳ thi tốt nghiệp của Chương trình phổ thông 2006, Bộ sẽ nghiên cứu tổ chức thi cùng năm 2025 nhưng có hai chương trình đề thi khác nhau. Một đề nội dung theo Chương trình phổ thông 2018, nội dung đề còn lại theo Chương trình phổ thông 2006.
Nóng lòng chờ chốt môn thi lớp 10
Mới những ngày đầu tháng 3, nhưng hàng chục nghìn phụ huynh, học sinh Hà Nội đều bày tỏ nỗi sốt ruột về phương án số môn thi lớp 10 năm học 2024 -2025; đồng thời mong muốn kỳ thi năm nay sẽ chỉ gồm 3 môn: Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ.
Chỉ còn khoảng ba tháng nữa, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Thời điểm hiện tại, nhiều phụ huynh, học sinh mong muốn là năm nay Hà Nội sẽ chốt phương án thi ba môn gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Các phụ huynh, giáo viên mong Thành phố sớm đưa ra phương án cuối cùng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho học sinh, trong đó có việc giảm áp lực thi cử và đánh giá đúng tình hình thực tế.
Trước sức ép của kỳ thi, các phụ huynh cũng tìm hiểu phương án dự phòng cho con thông qua việc nộp hồ sơ giữ chỗ ở các trường THPT tư thục.
Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập mang tính thường niên, được thực hiện từng bước, bài bản, khoa học, đúng quy chế. Chắc chắn, phương án số môn thi lớp 10 tại Hà Nội sẽ được công bố trong vài ngày tới và nguyên tắc cơ bản là đảm bảo quyền lợi cao nhất cho tất cả thí sinh.
Không nên lạm dụng Ielts để tuyển thẳng THPT
Năm nay, câu chuyện quá lạm dụng Ielts trong tuyển sinh lại được bàn luận nhiều khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị dừng chính sách này. Thực tế, việc tuyển thẳng bằng chứng chỉ ngoại ngữ diễn ra và gây tranh luận trong vài năm gần đây, thậm chí ở cả bậc đại học. Bởi thế không nên tuyệt đối hóa Chứng chỉ Ielts trong tuyển sinh là ý kiến của nhiều người.
Tuyển thẳng học sinh giỏi và có chứng chỉ Ielts từ 5.5 trở lên vào lớp 10 là một trong những phương thức mà trường học này sử dụng những năm trước. Mỗi năm, trường tuyển được khoảng 20 chỉ tiêu từ chứng chỉ này, tương đương 5%.
Ông Nguyễn Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lomonoxop Hà Nội cho biết: "Sau khi thống kê xong thì những học sinh này cũng tham gia vào kỳ thi vào 10 của tp Hà Nội và các em đều đạt được điểm vào trường. Với điều kiện đó thì có thêm chứng chỉ Ielts gây tốn kém. Nên năm nay, chúng tôi quyết định không tuyển thẳng học sinh có chứng chỉ Ielts nữa".
Sử dụng Ielts để tuyển thẳng lớp 10 ngày càng nở rộ ở nhiều trường và nhiều địa phương trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo quy định tuyển sinh được thực hiện năm 2014 của Bộ giáo dục đào tạo, thì chỉ có bốn nhóm học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập. Vì vậy, việc sử dụng chứng chỉ Ielts là sai quy định của thông tư.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Các địa phương khi đã ban hành kế hoạch tuyển sinh phải thực hiện đúng theo quy định của thông tư. Nếu đưa thêm vào tuyển thẳng ưu tiên với thí sinh học sinh giỏi tỉnh hay có chứng chỉ ngoại ngữ, thì phải sửa ngay, phải thực hiện cho đúng".
Thực tế không phải chỉ ở lớp 10 mà tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ Ielts đã phổ biến ở bậc đại học gây nên nhiều tranh cãi. Các chuyên gia giáo dục cho rằng, tiếng Anh vốn chỉ là công cụ giao tiếp, và Ielts chỉ là một kỳ thi đánh giá kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường học thuật vì thế không nên tuyệt đối hóa chứng chỉ này trong tuyển sinh.
Cô giáo Nguyễn Thị Vân Hồng - Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, Hà Nội chia sẻ: "Tuyệt đối hóa chứng chỉ, TA chỉ là phương tiện để chúng ta có thể giáo tiếp và chuyển hóa kiến thức ban bè năm châu hiểu nhưng nó không có nghĩa nó là tất cả, nếu tuyệt đối hóa vô hình chung các môn học khác sẽ bị xem nhẹ".
Ông Giang Nguyễn - Giám đốc The Ivy - League Việt Nam cho biết: "Chúng ta lấy điểm Ielts làm tiêu chí tuyệt đối tuyển thẳng vào lớp 10 bỏ qua vai trò môn quan trọng như toán lý hóa văn sử địa. Thì tôi thấy đó là sự méo mó rất lớn trong hệ thống giáo dục, cần phải được điều chỉnh".
Thực tế việc ưu tiên học sinh có IELTS vào lớp 10 tạo ra sự bất bình đẳng, bởi không phải ai cũng có điều kiện học và thi chứng chỉ này. Hơn nữa nhiều em có năng lực tốt nhưng lại không có điều kiện học nên xét thẳng là không công bằng.
PGS Trần Thành Nam - Chuyên gia tâm lý giáo dục chia sẻ: "Coi trọng quá tạo sự mất công bằng tỏng cơ hội với học sinh vì để có chứng chỉ kinh phí học luyện không nhỏ, gây nên sự lệch lạc trong phát huy tiềm năng của các em".
Bộ giáo dục đào tạo cũng cho biết, sẽ tiến hành thanh tra một số tỉnh về các vấn đề tuyển sinh đầu cấp THCS và THPT trong thời gian tới, trong đó có liên quan tới việc cộng điểm ưu tiên hay xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ielts.
Nhiều học sinh học lệch vì chú tâm vào Ielts
Để đạt được chứng chỉ Ielts với mức điểm 7.0 khi chỉ vừa mới học lớp 9, học sinh Lê Minh tại Nam Từ Liêm chia sẻ đã phải theo học chứng chỉ ngoại ngữ này từ bậc Tiểu học với mong muốn có một tấm vé thông hành được tuyển thẳng vào lớp 10. Thời gian biểu trong ngày của em hầu hết được dành để ôn tập các dạng đề của chứng chỉ Ielts, chính vì việc bỏ quá nhiều thời gian cũng như tâm sức cho chứng chỉ ngoại ngữ này nên điểm số của các môn khác trong đó có cả toán và văn chỉ đạt mức trên trung bình.
Học sinh Lê Minh - lớp 9A4 Nguyễn Du - Nam Từ Liêm chia sẻ: "Do bản thân em cũng học rất là nhiều để có cái tiếng nói "just like this", cũng tốn khá nhiều và thứ tốn nhiều nhất đó chính là em bị mất khả năng học văn và nói tiếng Việt. Bản thân em cũng không giỏi tiếng Việt cho lắm nên em chỉ có thể được 6 hoặc 7 điểm trong bài kiểm tra thôi ạ".
Việc tập trung quá nhiều cho một môn học và đặc biệt là với chứng chỉ IELTS đã khiến cho tỉ lệ học lệch các môn tăng cao đáng kể. Với chi phí gần 20 triệu đồng cho một khóa học và 5 triệu đồng cho một lần thi, không phải gia đình nào cũng có thể cho con theo học Ielts. Vì vậy, việc xét tuyển thẳng vào trường công lập đối với các học sinh có chứng chỉ Ielts không chỉ gây mất công bằng mà việc nhiều phụ huynh cho con theo học để có được một tấm vé tuyển thẳng cũng đang gây áp lực cho chính con em mình.
Hà Nội tăng cường kiểm tra trung tâm tư vấn du học
Cũng liên quan đến lĩnh vực giáo dục, một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là tăng cường quản lý các trung tâm tư vấn du học để bảo đảm hoạt động của các đơn vị này đi vào nền nếp, hạn chế nguy cơ có thể gây rủi ro với người học. Tính đến hết tháng 2/2024, toàn thành phố có gần 1.100 trung tâm tư vấn du học.
Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra hoạt động của các trung tâm này; đồng thời rà soát, thực hiện thủ tục đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận hoạt động đối với những tổ chức không đủ điều kiện, không thực hiện đúng trách nhiệm của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định. Việc cập nhật và công khai danh sách các trung tâm tư vấn du học đã được cấp phép hoạt động trên địa bàn thành phố tiếp tục được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai nhằm giúp người dân có thêm kênh thông tin chính thức trong việc lựa chọn, quyết định nơi đăng ký dịch vụ tư vấn du học khi có nhu cầu.
Dù lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã nhấn mạnh, tiếp tục duy trì kế hoạch tập trung xử lý các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, song trên thực tế, một bộ phận các em học sinh vẫn thiếu ý thức chấp hành, ngang nhiên vi phạm luật giao thông và tìm cách đối phó với lực lượng chức năng.
Từ ngày 1/7/2027, xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 thay vì mức 2 như hiện nay. Các loại xe mô tô hai bánh sẽ được áp nâng mức tiêu chuẩn khí thải sớm hơn 1 năm.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.
Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).
Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2025 diễn ra vào ngày 22/11.
Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định.
0