Thi công gây lún, nứt nhà tại quận Nam Từ Liêm
Gạch lát sân không còn nguyên vẹn, dấu hiệu nứt toác ngày càng hiện rõ - người dân tại tổ dân phố số 2, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, phải đối mặt tình trạng sụt lún, nứt nhà. Đặc biệt, trường hợp có nhà bị nghiêng hơn 10 độ.
Để đảm bảo an toàn tính mạng, nhiều hộ gia đình đã phải tạm di dời đến một nơi ở khác. Ông Trần Văn Thành cho biết: "Bước đầu chỉ hơi hơi nứt thôi. Họ chủ quan, tiếp tục đào nhưng lại không làm tường ngăn, thì tự nhiên thấy bắt đầu nghiêng, mỗi ngày nghiêng một phân".
Với gia đình ông Nguyễn Khắc Do, tiền nước đang tăng lên mỗi tháng do hệ thống đường ống nước bị rò rỉ. Ông Nguyễn Khắc Do cho biết: "Gia đình nhà tôi bây giờ dột nát và nứt nẻ rất nhiều. Bể nước, ống nước coi như là nứt hết, liên tục phải buộc lại chứ không thì rò rỉ hết nước".
Nguyên nhân của tình trạng này là việc thi công phần móng của dự án “Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất - Xạ hiếm”. Giải pháp tạm thời được chính quyền và chủ đầu tư dự án đưa ra là lắp đặt hệ thống trụ thép kiên cố để chống đỡ, khắc phục độ nghiêng cho những căn nhà.
Ông Trần Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, cho hay: “Sau khi xảy ra vấn đề, chúng tôi đã phối hợp, kết hợp với các ban ngành đoàn thể của quận yêu cầu đơn vị dừng thi công và lắp đặt các cọc cừ để đảm bảo không ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh. Chúng tôi cũng đã đề nghị bên đơn vị thi công cũng như đơn vị chủ đầu tư ký cam kết để đảm bảo hỗ trợ, đền bù cho 19 hộ gia đình theo thực trạng thiệt hại".
Theo đó, chính quyền là đơn vị trung gian - giữ ký quỹ hơn 4 tỷ đồng của chủ đầu tư. Sau khi công trình xử lý xong phần móng sẽ tiến hành đền bù cho các hộ gia đình.
Làm gì khi nhà bị lún, nứt do nhà bên cạnh thi công?
Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Xây dựng 2014 thì chủ nhà liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu công trình tiến hành ngay các biện pháp phù hợp khi xuất hiện nguy cơ xảy ra sự cố công trình, nhằm ngăn chặn sớm nhất những thiệt hại quá lớn về vật chất và con người.
Trước hết, chủ nhà liền kề cần gặp và trao đổi, thương lượng với chủ sở hữu công trình nhằm đưa ra phương hướng giải quyết, tuy nhiên vẫn ưu tiên thực hiện khẩn các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản. Các yêu cầu có thể là: ngừng ngay việc thi công, vận hành, khai thác sử dụng công trình, khắc phục sự cố và bồi thường thiệt hại…
Trường hợp hai bên không thể đạt được tiếng nói chung, chủ nhà liền kề có thể trình báo với UBND xã/phường nơi có nhà/công trình về việc nhà bị lún, nghiêng do công trình xây dựng liền kề gây ra. UBND xã/phường sẽ tiến hành kiểm tra thực địa, làm việc với các bên để đưa ra phương án giải quyết phù hợp, xác lập các biên bản cần thiết ghi nhận sự việc và ý kiến các bên. Biên bản này cũng chính là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết về sau; do đó, chủ nhà bị lún, nghiêng cần lưu ý đề nghị cán bộ giải quyết phải lập biên bản.
Ngoài ra, chủ nhà có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Trong 18 huyện và thị xã thuộc thành phố Hà Nội, Thanh Trì có giá đất vừa điều chỉnh cao nhất, tăng bình quân 190%.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến ngày 31/12/2030.
Sau các vụ cháy nổ nghiêm trọng gây thiệt hại về người, việc mở lối thoát nạn thứ 2 và bảo đảm thông thoáng lối thoát nạn càng trở nên cấp thiết. Tại nhiều địa bàn, người dân đã bước đầu nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này.
Giá nhà tăng quá cao, nhiều người chọn phương án thuê nhà, khiến thị trường nhà cho thuê trở nên sôi động trong thời gian qua.
Quận Hoàng Mai vừa thông báo hoãn cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với gần 4,4ha đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại phường Hoàng Liệt. Theo kế hoạch, cuộc đấu này được tổ chức vào chiều hôm nay.
Cục Đăng ký dữ liệu và thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, tính đến ngày 20/12, cả nước còn 405 huyện chưa xây dựng xong cơ sở dữ liệu giá đất.
0