Thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của công ty điện tử và bán dẫn Nhật Bản Tokyo Electron - ông Toshiki Kawai dự đoán thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD vào năm 2050.

Tuyên bố được đưa ra vào thời điểm nhu cầu về chip cho trí tuệ nhân tạo ngày càng tăng, trong khi nhiều hãng công nghệ lớn tăng cường đầu tư vào ngành công nghiệp triển vọng này.

Theo ông Toshiki Kawai, thị trường bán dẫn trước đây có một chu kỳ tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự ra mắt của các sản phẩm mới như máy tính cá nhân và sau đó là điện thoại thông minh, Internet vạn vật và điện toán đám mây.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường chất bán dẫn thế giới đang ở làn sóng thứ hai, với động lực tăng trưởng đến từ các công nghệ như trí tuệ nhân tạo và lái xe tự động. Các làn sóng tiếp theo sẽ là công nghệ lượng tử, viễn thông 6G và 7G.

Dự báo thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo các dự báo, thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2024, với doanh thu tăng 13%, lên 588 tỷ USD. Nhật Bản hiện đặt tham vọng khôi phục vị thế thị trường bán dẫn toàn cầu. Trong suốt một năm qua, thị trường chứng khoán đã tăng mạnh với một phần lực đẩy từ các công ty sản xuất chất bán dẫn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Aeon Mall, doanh nghiệp đã tổn thất hơn 1,1 tỷ yên (tương đương 180 tỷ đồng) do hủy dự án trung tâm thương mại tại quận Hoàng Mai.

Ngày 12/10, giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh kéo giá vàng nhẫn 9999 trong nước bật tăng theo.

Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa tổ chức diễn đàn "Quản trị doanh nghiệp Việt Nam 2024" với chủ đề “Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)”.

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6 - 10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề mang tính quyết định.

Theo khảo sát do Bain & Company của Mỹ thực hiện, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về thu hút nhà đầu tư dài hạn. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này có được là bởi chủ trương đầu tư vào giáo dục, theo đuổi các hiệp định thương mại tự do và cải thiện cơ sở hạ tầng của Chính phủ Việt Nam.

Sau khi sụt giảm xuất khẩu trong năm 2023, nhóm sản phẩm cá ngừ đông lạnh của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng trong 9 tháng năm 2024, đạt hơn 51 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.