Thị trường bất động sản hướng tới yếu tố xanh

Vài năm trở lại đây, bất động sản xanh đang trở thành xu thế với các loại hình như: đô thị xanh, khu nghỉ dưỡng xanh, khu đô thị sinh thái, thành phố xanh...

Với mong muốn được sống trong một không gian trong lành, gia đình chị Lê Ngọc Thuý (Long Biên, Hà Nội) đã quyết định chọn mua nhà tại một khu đô thị với mật độ cây xanh lớn.

Gia đình chị Thuý quyết định chọn mua nhà tại một khu đô thị với mật độ cây xanh cao

Chị Thuý cho biết: “Khi quyết định lựa chọn mua nhà thì chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều. Bên cạnh những yếu tố như là tiện ích và dịch vụ của khu đô thị thì chúng tôi chú trọng vào không gian có nhiều cây xanh, vì hiện nay mức độ ô nhiễm rất là cao mà gia đình chúng tôi lại có con nhỏ. Chúng tôi muốn chọn một đô thị có thật là nhiều cây xanh, nhiều khuôn viên đi dạo và có vườn hoa cây cảnh để cho các con có thể có không gian vui chơi thật là thoải mái và thật là sạch”.

Bất động sản xanh được hình thành bởi bốn yếu tố cơ bản: Không gian xanh, vị trí xanh; vật liệu xanh, kiến trúc xanh; tiện ích xanh và chứng chỉ xanh.

Hiện nay, “Xanh hóa” các đô thị đang là một xu hướng tại các thành phố trên khắp thế giới. Theo thống kê, có hơn 100 thành phố ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã triển khai những khu đô thị xanh ở nhiều cấp độ khác nhau. Tại Việt Nam, cách đây nhiều năm, đô thị xanh cũng đã bắt đầu xuất hiện. Có cầu ắt có cung, các chủ đầu tư đang ngày càng chú trọng vào yếu tố xanh trong mỗi dự án.

Thị trường bất động sản hướng tới yếu tố xanh

Là lĩnh vực phát thải lớn, ngành bất động sản đang đứng trước đòi hỏi chuyển mình để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26. Những năm gần đây, chủ đầu tư Việt Nam có xu hướng chuộng chứng nhận LEED và Green Mark cho các dự án BĐS. Tuy nhiên, tính đến nay, tại Việt Nam, trong 305 công trình xanh, chỉ có khoảng 10 công trình do nhà đầu tư trong nước thực hiện. Chính vì thế, cần có thêm những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc xây dựng các dự án BĐS theo tiêu chuẩn xanh.

Việt Nam đang áp dụng ba chứng chỉ công trình xanh phổ biến nhất là EDGE, Leed, và Lotus. Việc áp dụng các chứng nhận này ngay từ đầu có thể làm tăng chi phí đầu tư từ khoảng 2-10% tùy loại chứng nhận, nhưng tính về dài hạn, nó giúp cho doanh nghiệp cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động, các chi phí vận hành doanh nghiệp sau này sẽ tiết kiệm hơn.

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Việc cam kết cắt giảm phát thải, gìn giữ môi trường, phát triển bền vững đang trở thành “luật chơi" mới cho những doanh nghiệp muốn tiến xa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.

Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.