Thị trường bất động sản hướng tới yếu tố xanh
Với mong muốn được sống trong một không gian trong lành, gia đình chị Lê Ngọc Thuý (Long Biên, Hà Nội) đã quyết định chọn mua nhà tại một khu đô thị với mật độ cây xanh lớn.
Chị Thuý cho biết: “Khi quyết định lựa chọn mua nhà thì chúng tôi đã cân nhắc rất nhiều. Bên cạnh những yếu tố như là tiện ích và dịch vụ của khu đô thị thì chúng tôi chú trọng vào không gian có nhiều cây xanh, vì hiện nay mức độ ô nhiễm rất là cao mà gia đình chúng tôi lại có con nhỏ. Chúng tôi muốn chọn một đô thị có thật là nhiều cây xanh, nhiều khuôn viên đi dạo và có vườn hoa cây cảnh để cho các con có thể có không gian vui chơi thật là thoải mái và thật là sạch”.
Bất động sản xanh được hình thành bởi bốn yếu tố cơ bản: Không gian xanh, vị trí xanh; vật liệu xanh, kiến trúc xanh; tiện ích xanh và chứng chỉ xanh.
Hiện nay, “Xanh hóa” các đô thị đang là một xu hướng tại các thành phố trên khắp thế giới. Theo thống kê, có hơn 100 thành phố ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã triển khai những khu đô thị xanh ở nhiều cấp độ khác nhau. Tại Việt Nam, cách đây nhiều năm, đô thị xanh cũng đã bắt đầu xuất hiện. Có cầu ắt có cung, các chủ đầu tư đang ngày càng chú trọng vào yếu tố xanh trong mỗi dự án.
Là lĩnh vực phát thải lớn, ngành bất động sản đang đứng trước đòi hỏi chuyển mình để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26. Những năm gần đây, chủ đầu tư Việt Nam có xu hướng chuộng chứng nhận LEED và Green Mark cho các dự án BĐS. Tuy nhiên, tính đến nay, tại Việt Nam, trong 305 công trình xanh, chỉ có khoảng 10 công trình do nhà đầu tư trong nước thực hiện. Chính vì thế, cần có thêm những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc xây dựng các dự án BĐS theo tiêu chuẩn xanh.
Việt Nam đang áp dụng ba chứng chỉ công trình xanh phổ biến nhất là EDGE, Leed, và Lotus. Việc áp dụng các chứng nhận này ngay từ đầu có thể làm tăng chi phí đầu tư từ khoảng 2-10% tùy loại chứng nhận, nhưng tính về dài hạn, nó giúp cho doanh nghiệp cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động, các chi phí vận hành doanh nghiệp sau này sẽ tiết kiệm hơn.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Việc cam kết cắt giảm phát thải, gìn giữ môi trường, phát triển bền vững đang trở thành “luật chơi" mới cho những doanh nghiệp muốn tiến xa.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
Sau khi kiểm tra hiện trường vụ phóng hỏa làm 11 người tử vong ở đường Phạm Văn Đồng, Bộ Xây dựng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố siết quản lý trật tự xây dựng và an toàn PCCC cho nhà ở riêng lẻ, nhiều tầng và căn hộ.
Cục An toàn thông tin cho biết, hiện nay khoảng 42% doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch ứng phó với các mối đe dọa về an ninh mạng.
Sau Hạ viện, Thượng viện Mỹ hôm nay 21/12, đã thông qua dự luật ngân sách ngắn hạn nhằm duy trì hoạt động của chính phủ liên bang tới tháng 3 năm sau.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.
Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).
0