Thị trường BĐS cần cơ chế và nguồn lực đồng bộ

Với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước, kinh tế còn khó khăn, sức khỏe các doanh nghiệp vẫn yếu, thì cần có thêm những cú hích từ cơ chế, chính sách để hồi phục thị trường bất động sản.

Cuối năm 2024, đầu năm 2025, hàng loạt dự án bất động sản mới được khởi động. Đáng chú ý là phân khúc nhà ở xã hội, tiêng tại Hà Nội đã có 2 dự án được khởi công ở Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì và tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh.

Thị trường bất động sản giai đoạn này đã có thêm nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một loạt dự án chậm triển khai do đang chờ được khơi thông, gỡ vướng. Trong đó, vấn đề quy hoạch, bố trí quỹ đất, giải phóng mặt bằng còn chậm; khâu định giá đất, xác định tiền thuê đất, phê duyệt dự án còn nhiều vướng mắc.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, cho biết: "Vấn đề chủ yếu là thời gian xét duyệt dự án, từ khâu giải phóng mặt bằng, bắt đầu xây dựng rồi cung cấp cho thị trường. Khoảng thời gian đầu năm ngoái và vài năm trước đó, khâu phê duyệt rất chậm khiến các dự án bị đình trệ".

Đây là vấn đề được Chính phủ và các bộ ngành, địa phương tập trung tháo gỡ, nhất là khi 3 luật liên quan đến bất động sản là Luật đất đai, Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm đã khơi thông nhiều vướng mắc về pháp lý. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nghẽn cản trở thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, cho biết: "Bất động sản đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Và 2 yếu tố để phát triển nó là cơ chế chính sách và nguồn lực. Nếu chúng ta khai thác được nguồn lực rồi mà không có động lực cho nó phát triển thì không ổn. Chúng ta phải có cơ chế, chính sách để tạo động lực cho nó phát triển. Hai giải pháp này phải đồng bộ với nhau”.

Cơ chế chính sách và nguồn lực, nếu được khơi thông, sẽ tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững. Trong đó, việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để phát triển nhà ở xã hội không chỉ cần ở số lượng mà phải đi đôi với chất lượng sống của người dân và cần tính toán sao cho đồng bộ trong kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tiện ích.

Với quyết tâm tăng cường quản lý đất đai và bảo vệ môi trường trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo mạnh mẽ nhằm kiểm soát và ngăn chặn các hành vi lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp và vi phạm môi trường trong thời gian gần đây.

Khi mức giá tới 50 triệu đồng/m2 được xem là thấp nhất trên thị trường cũng hoàn toàn vắng bóng thì việc an cư đang trở thành giấc mơ xa xỉ với nhiều người. Dễ hiểu vì sao nhiều ngân hàng tung mức lãi suất được đánh giá là “siêu ưu đãi” nhưng người vay mua nhà vẫn thờ ơ.

Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định mới về thứ tự ưu tiên nhóm được thuê nhà ở xã hội do Nhà nước xây dựng trên địa bàn nhằm đảm bảo việc phân bổ loại nhà ở này công bằng, hợp lý. Trong đó, nữ giới được xếp vào nhóm ưu tiên hàng đầu, bên cạnh các đối tượng yếu thế.

Ngoài điều kiện khi mua nhà ở xã hội đã được quy định trong Luật Nhà ở 2023, người mua vẫn cần đáp ứng các điều kiện cụ thể dưới đây.

Dù chưa hết quí I/2025, nhưng nhiều chủ đầu tư đồng loạt triển khai các dự án bất động sản quy mô lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.