Thị trường BĐS được gỡ vướng khi Luật Đất đai thông qua
Hơn 12 triệu lượt tham gia đóng góp ý kiến. Trải qua ba kỳ họp Quốc hội, năm lần có ý kiến chính thức qua các thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay với 16 chương và 260 điều, dự thảo Luật Đất đai được xem là đã hoàn thiện với nhiều nội dung mới. Trong kỳ họp bất thường của Quốc hội lần này, một số nội dung còn đang băn khoăn cũng đã được đưa ra lấy ý kiến. Với khoảng thời gian tiếp thu, chỉnh lý kéo dài trong hai năm đã thấy rõ được tầm quan trọng của dự thảo luật này đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Ông Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế cho biết: "Luật Đất đai được thông qua sẽ tạo xung lực tích cực cho vấn đề điều chỉnh và hoàn thiện các luật khác cũng như là làm tăng tính thị trường cho các hoạt động kinh tế xã hội và quản lý Nhà nước. Cái thứ ba là góp phần làm ấm và phục hồi nhanh hơn thị trường BĐS trong bối cảnh đang còn trì trệ hiện nay".
Cho đến nay cơ bản dự án luật đã hoàn thiện và thể chế hóa, bao quát được Nghị quyết 18 của Trung ương, bám sát Hiến pháp, cương lĩnh của Đảng, pháp luật hiện hành. Đặc biệt, những nội dung liên quan đến định giá đất, cơ chế thu hồi đất và tạo quỹ đất để phát triển dự án đã thu hút nhiều ý kiến tham luận. Do đây đều là những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và minh bạch của thị trường. Vậy nên các phương án đưa ra cần phải xét đầy đủ các phương diện, đảm bảo hài hòa lợi ích ba bên: Nhà nước - doanh nghiệp - người dân.
Ông Nguyễn Thế Điệp - phó Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội cho biết: “Trong thời gian qua thì chúng ta đã có hướng dẫn về việc định giá đất ở các địa phương. Hiện nay khó khăn lớn nhất ở các địa phương đang có sự đùn đẩy trong công tác định giá đất từ ngành này sang ngành khác hoặc không dám quyết định giá cụ thể. Bởi số liệu và tư liệu về giá đất còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, chưa có kho dữ liệu chính xác và giá mua bán hiện nay chưa kiểm soát được. Thậm chí, các đơn vị định giá cũng không dám định giá trong giai đoạn hiện nay”.
Luật Đất đai hiện hành được sửa đổi gần nhất là vào năm 2013. Sau 10 năm đã lộ rõ nhiều bất cập, chồng chéo dẫn đến việc mập mờ trách nhiệm quản lý, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện. Hệ quả là quá trình chuyển dịch đất đai để đầu tư phát triển trở nên phức tạp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, ách tắc cho thị trường. Từ đó, nhiều dự án không được triển khai, nguồn cung trên thị trường ngày càng khan hiếm và câu chuyện tăng giá, thổi giá bất động sản là không tránh khỏi. Việc thông qua Luật đất đai sửa đổi 2023 được coi như “cơn mưa rào” xuất hiện đúng lúc khi thị trường đang gặp “nắng hạn”.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu chuyển đổi khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp tại quận Hoàng Mai thành nhà ở xã hội cho thuê, nhằm đáp ứng yêu cầu của người thu nhập thấp.
Cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay (4/11) sau 11 vòng đấu.
Sáng 4/11, 20 thửa đất ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, sau khi tạm dừng để rà soát, giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m².
Giá nhà đất đang bị đẩy cao phi lý. Nhiều người thu nhập thấp không có cơ hội tiếp cận nhà ở, nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang. Nghịch lý này cho thấy sự cấp thiết trong việc ban hành các cơ chế, chính sách kịp thời để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - một nguồn lực lớn trong phát triển kinh tế xã hội.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã chỉ ra nhiều tồn tại của thị trường bất động sản (BĐS).
Sáng 3/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
0