Thị trường BĐS không có nhiều giao dịch vì 'giá ảo'

Chỉ sau sau vài tháng, căn chung cư cũ ở ngoại thành Hà Nội giá tăng ngót nghét nửa tỷ. Nhìn trên mặt bằng chung của thu nhập/ trượt giá/ lạm phát và cả nhu cầu ở, thì rõ ràng sức tăng ấy của thị trường nhà đất chỉ là “giá ảo”.

Tháng 10/2023, biệt thự 240m2 ở một khu đô thị được rao bán 17-18 tỷ. 6 tháng sau, môi giới báo 24,5 tỷ đồng. Một khu chung cư ngoại vi thành phố Hà Nội, đã sử dụng được 6 năm, trước Tết môi giới báo giá 25-26 triệu, nay, môi giới báo “thêm 6-7 giá”.

Chỉ sau sau vài tháng, muốn mua biệt thự, cần thêm 6-7 tỷ đồng. Căn chung cư cũ ở ngoại thành giá cũng tăng ngót nghét nửa tỷ. Nhìn trên mặt bằng chung của thu nhập/ trượt giá/ lạm phát và cả nhu cầu ở, thì rõ ràng sức tăng ấy của thị trường nhà đất chỉ là “giá ảo”, một chiêu trò giương Đông kích Tây để bán sản phẩm, khiến nhiều người liên tưởng câu chuyện bỏ cọc 588 tỷ đồng của Tân Hoàng Minh khi nhóm lợi ích thổi giá BĐS (nhất là chung cư trung - cao cấp) nhằm tạo nên mặt bằng giá mới cùng sự sôi động ảo, khiến nhiều người rơi vào vòng xoáy đầu tư.

Thị trường BĐS không có nhiều giao dịch vì 'giá ảo'

Mạng xã hội vẫn đang tồn tại nhiều hình ảnh cùng các tư vấn cho việc đầu tư BĐS lúc này. Tuy nhiên, nhìn vào số hồ sơ đăng ký chuyển nhương BĐS (số liệu mới nhất) được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội cung cấp thì thấy không sôi động như lời đồn.

Thông tin về số hồ sơ đăng ký chuyển nhượng BĐS:

- Tháng 11/2023: 3.430 hồ sơ

- Tháng 12/2023: 3.553 hồ sơ

- Tháng 01/2024: 3.475 hồ sơ

- Tháng 02/2024: 1.584 hồ sơ

- Tháng 03/2024: 3.434 hồ sơ

Như vậy, không có bất kỳ sự biến động lớn nào trong giao dịch trong vài tháng gần đây.

Khi giá nhà ảo, dù nhiều người có nhu cầu thật nhưng đâu dễ dàng có thể kiếm thêm được vài tỷ mua một căn hộ mơ ước.

Anh Trần Văn Hoàng (Đống Đa, Hà Nội) là một ví dụ. Có công việc ổn định với mức lương 20 triệu đồng/tháng, sẵn một khoản tiền tích góp, anh và gia đình dự định đầu năm 2024 sẽ đổi lên nhà chung cư để tiện việc sinh hoạt. Nhưng mỗi lần tìm-quyết mua-báo môi giới, giá căn hộ lại tăng thêm 3-5% nên anh tạm dừng ý định.

Với những người mua nhà ở thật như anh Hoàng thì hành trình mua nhà lúc này đòi hỏi sự quyết đoán, bởi hàng chục cuộc gọi giục/hỏi/chốt căn hộ từ các môi giới mỗi ngày. Chế tài chưa đủ mạnh khiến các nhà đầu tư và môi giới BĐS vẫn đang thao túng và lũng đoạn thị trường.

Sau khi sự việc Tân Hoàng Minh xảy ra, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đã đề nghị Bộ Tư pháp xem xét định ra tội danh mới là tội “lũng đoạn thị trường bất động sản”. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, trước khi Luật kinh doanh BĐS được thông qua, vấn đề này cũng đã được một đại biểu đề cập. Dù đã có tội danh cụ thể về “thao túng thị trường chứng khoán” nhưng “thao túng và lũng đoạn thị trường BĐS” vẫn đang được nghiên cứu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy định mới về đặt cọc mua nhà đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

UBND thành phố Hải Phòng vừa yêu cầu Sở Xây dựng công khai thông tin cụ thể của từng dự án nhà ở xã hội để người dân có nhu cầu nắm được thông tin.

Tháng 6 năm 2024, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Đáng chú ý, Điều 39 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước có nhiều điểm đáng chú ý.

Sở Xây dựng TP. HCM đã trình UBND thành phố dự thảo đề cương đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ.

Nhiều địa phương tại Hà Nội đã rà soát quỹ đất đẹp, đầu tư hạ tầng đồng bộ để hấp dẫn các nhà đầu tư, qua đó hướng đến việc đạt mục tiêu thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Gần đây, thị trường bất động sản Việt đã xuất hiện những tên tuổi mới phát triển rất mạnh mẽ khi theo đuổi chiến lược M&A (mua bán và sắp nhập).