Thị trường lao động thế giới có nhiều cải thiện
Số liệu của Văn phòng Lao động Liên bang Đức cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã giảm trong tháng 12/2022, với thị trường lao động nói chung chỉ bị ảnh hưởng vừa phải bởi các cuộc khủng hoảng. Cụ thể, 2,52 triệu người mất việc làm trong tháng trước, với tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa vẫn ổn định ở mức 5,5%. Trong khi đó, các lĩnh vực thương mại, giao thông và khách sạn đã tăng 180.000 việc làm.
Giám đốc Văn phòng Lao động Liên bang Đức Andrea Nahles đánh giá: “Khi chúng ta nhìn lại năm vừa qua, những thách thức và tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, việc giá cả tăng cao, tất cả đều ảnh hưởng tới thị trường lao động. Tuy nhiên, đối với phần lớn người dân Đức, áp lực mà họ cảm thấy là vừa phải”.
Theo Văn phòng Lao động Liên bang Đức, thị trường lao động nước này khá sôi động vào cuối năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp và việc làm thời vụ tăng vừa phải trong tháng 12, ở mức như thường lệ, do có kỳ nghỉ đông. Tăng trưởng việc làm vẫn tiếp tục mặc dù đã mất đi một số động lực. Cơ quan này cũng dự báo trong năm 2023, thị trường lao động Đức sẽ phát triển mạnh mẽ với những yếu tố ổn định, bất chấp nguy cơ suy yếu của nền kinh tế.
Tại châu Á, Trung Quốc cũng đã ổn định thị trường việc làm trong năm 2022, nhờ các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của chính sách chống dịch bệnh nghiêm ngặt Zero Covid. Bộ trưởng Bộ Nhân sự và An sinh Xã hội Vương Tiểu Bình cho biết, nước này đã và đang đẩy mạnh cung cấp hỗ trợ tài chính và chính sách cho thị trường và doanh nghiệp, đồng thời đưa ra hướng dẫn phù hợp cho các nhóm người đang tìm việc, bao gồm cả thanh niên và lao động nhập cư, để ổn định thị trường việc làm cơ bản.
Năm 2022, Trung Quốc đã tạo ra 12,06 triệu việc làm mới ở khu vực thành thị, vượt mục tiêu hàng năm là 11 triệu. Lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tìm được việc làm nhìn chung ổn định, số người thoát nghèo gia tăng so với năm trước.
Bà Vương Tiểu Bình cũng lưu ý có những thách thức để đạt được sự ổn định về việc làm, bao gồm mâu thuẫn cơ cấu lao động và áp lực dân số. Trong năm 2023, Bộ Nhân sự và An sinh Xã hội đặt mục tiêu giữ cho thị trường việc làm hiện tại ổn định, mở rộng cơ hội việc làm mới, cải thiện chất lượng tuyển dụng và duy trì lợi nhuận việc làm.
Bộ trưởng Bộ Nhân sự và An sinh Xã hội Vương Tiểu Bình cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện kiểm soát vĩ mô theo định hướng việc làm, tối ưu hóa chính sách theo giai đoạn, nhằm giảm bớt gánh nặng, ổn định và mở rộng cơ hội việc làm, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho các ngành dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cũng như doanh nghiệp tư nhân có đông nhân viên.”
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.
Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
0