Thiêng liêng lễ thượng cờ đầu năm trên Quảng trường Ba Đình
Lá cờ Tổ Quốc được kéo lên trong khúc nhạc hùng tráng và đầy kiêu hãnh đã khiến nhiều người dân dâng trào cảm xúc xen lẫn tự hào, tin tưởng về tương lai của đất nước trong buổi sáng đầu tiên của năm mới.
6h25 khúc nhạc hùng tráng "Tiến bước dưới quân kỳ" cất lên, dẫn đầu đoàn thượng cờ là quân kỳ Quyết thắng, tiếp sau là 34 chiến sĩ trong đội tiêu binh bước những bước mạnh mẽ tiến vào kỳ đài trên quảng trường Ba Đình. 6h30 sáng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trong niềm hân hoan và tự hào của những người dân có mặt.
Chị Nguyễn Thị Bích - Nam Từ Liêm cho biết: "Dưới không khí nhộn nhịp ở Quảng trường Ba Đình, mình cảm thấy cực kỳ hào hứng. Mình đã chuẩn bị đến đây từ rất sớm, để có thể hướng về biểu tượng của Thủ đô, biểu tượng của độc lập, tự do, hạnh phúc trong ngày đầu năm mới."
Kể từ ngày 19/5/2001, Lễ Thượng cờ bắt đầu được thực hiện tại Quảng trường Ba Đình, được thực hiện đều đặn vào mỗi 6 giờ sáng hằng ngày, vào mùa đông bắt đầu từ 6 giờ 30 phút sáng.
Chị Nguyễn Diệu Linh - Cầu Giấy cho biết: "Tôi đã tham dự nhiều buổi lễ thượng cờ nhưng đây là lễ thượng cờ tôi xúc động, hồi hộp nhất. Đặc biệt là khi Quốc ca vang lên, lá cờ tung bay mình cảm thấy vô cùng tự hào vì đã có mặt ở đây, lễ thượng cờ đầu tiên trong năm 2025. Thực sự mình yêu Việt Nam rất nhiều, mình tự hào vì là người con đất Việt."
Lễ Thượng cờ mỗi sáng trên quảng trường Ba Đình là nét văn hóa riêng của Thủ đô Hà Nội. Việc được chứng kiến thời khắc lá cờ được kéo lên trong ngày đầu năm mới luôn là khoảnh khắc thiêng liêng được nhiều người dân chờ đợi cùng mong ước về một năm mới hạnh phúc và bình an.
Ngày 3/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kế hoạch số 290 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Sự ra đời của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị là tín hiệu rất vui mừng với không chỉ riêng cộng đồng khoa học và công nghệ, cộng đồng làm chuyển đổi số, mà còn cho tất cả người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực, phấn đấu để đạt được những kết quả như chúng ta đã đặt ra đến năm 2030 và 2045.
Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.
Hơn một năm nay, người dân sinh sống ở phố Phó Đức Chính (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) luôn bất an bởi điểm sạt lở bờ kè thuộc cụm dân cư số 1. Tình trạng này đang có nguy cơ gây hư hại đến các công trình giao thông, nhà cửa và đe dọa tính mạng của cư dân.
Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.
Chiều 4/1, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị Công bố quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
0