Thiêng liêng mâm cỗ Trung thu của người Việt
Dù không quá cầu kỳ như Rằm tháng Giêng, hay cúng lễ Vu lan vào Rằm tháng Bảy, nhưng mâm cỗ Rằm Trung thu vẫn mang ý nghĩa thiêng liêng để bày tỏ lòng thành kính tới gia tiên đã luôn phù hộ cho gia đình đầm ấm, an lành.
Cúng Rằm tháng Tám mang ý nghĩa như thế nào?
Với ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt, tết Trung thu là dịp để các gia đình bày tỏ lòng biết ơn, thành kính tới ông bà, tổ tiên, là đạo lý uống nước nhớ nguồn, gìn giữ truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời.
Tết Đoàn viên cũng là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau, là những khoảnh khắc ấm cúng cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Bởi vậy mà ngày thơ ấu, mỗi người chúng ta đều mong ngóng tới tết Trung thu, để được mua cho những món đồ chơi mình ao ước, hay được nếm thử những món ăn đặc biệt chỉ có vào dịp này.
Mâm cúng Rằm tháng Tám - chuẩn bị thế nào để đầy đủ ý nghĩa linh thiêng?
Theo thông lệ, dù mâm cúng Trung thu không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách tươm tất, đầy đủ để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính.
Trong dịp này, không bắt buộc cụ thể về món ăn, các món ăn mặn hoặc chay có thể tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, theo truyền thống chung, mỗi mâm cúng Rằm tháng Tám của gia đình Việt sẽ bao gồm những một số lễ vật như: bánh nướng, bánh dẻo, các loại hoa quả, hương hoa và đèn nến, xôi, gà luộc, gạo, muối... (đây được xem là những lễ vật cơ bản và đặc trưng không thể thiếu khi cúng Rằm tháng Tám). Trong đó, cúng Rằm tháng Tám thường có thêm một hộp gồm 4 chiếc bánh Trung thu, đặt ngay ngắn, trang trọng trên bàn thờ. Ngoài ra, mọi người có thể chuẩn bị riêng thêm một mâm cơm cúng lễ gồm: gà luộc, xôi, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả...
Bên cạnh đó, khi chuẩn bị mâm cỗ trông Trăng, cần lưu ý về sự hài hòa giữa số lượng, tính thẩm mỹ của các loại quả. Thông thường, miền Bắc thường dùng các loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, cam,... để trang trí, còn miền Nam thường trang trí với các loại quả màu sắc hơn như đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài...Người Việt cũng thường xen kẽ trang trí cỗ bằng những loại bánh kẹo đẹp mắt và bánh Trung thu.
Trong xã hội hiện đại, dù có muôn vàn biến tấu để bày biện mâm cúng Rằm và mỗi vùng miền lại có một đặc trưng, phong cách chuẩn bị khác nhau, duy chỉ có một điều không thay đổi, đó chính là ý nghĩa linh thiêng và sự chu toàn mà mỗi gia đình Việt hướng tới. Cứ mỗi năm, đến độ thu về, những người con xa nhà khi nhìn thấy khung cảnh chuẩn bị tết Trung thu nhộn nhịp, ai mà chẳng nhớ nhà đến da diết. Tết Trung thu đâu phải dịp để nghỉ ngơi, ăn chơi? Tết Trung thu là dịp đoàn viên gia đình sum vầy, hướng về nguồn cội thiêng liêng./
(Tổng hợp)
Sáng ngày 5/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, hàng nghìn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.
Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
0