Thiệt hại do bão số 3 ước kéo giảm khoảng 0,15% GDP

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thường trực Chính phủ, thiệt hại do bão số 3 khoảng 40 nghìn tỉ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.

Theo báo cáo về tình hình thiệt hại, các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh sau cơn bão số 3 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 257 nghìn căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên; trên 262 nghìn hecta lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gãy đổ; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị gãy đổ.

Đào ven sông Hồng chết rụi sau những ngày bị ngâm trong nước lũ

Hàng loạt nhà xưởng, kho nguyên liệu bị đổ sập, ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị, hàng hóa trong nhà máy khiến sản xuất đình trệ.

Ước cả năm, GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản tăng trưởng có thể đạt 6,8% - 7%. Trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,33%, công nghiệp và xây dựng giảm 0,05% , dịch vụ giảm 0,22%.

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 của nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… giảm trên 0,5%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.