Thiếu điểm đầu cuối và các trạm trung chuyển xe buýt

Sau nhiều năm liên tục phát triển mạng lưới tuyến cũng như đa dạng loại hình phương tiện, xe buýt Hà Nội giờ đã cơ bản phủ sóng kín tới những khu vực đông dân cư, khu vực có nhiều cơ quan, công sở, trường học và bệnh viện. Tuy nhiên, hiện nay, hạ tầng giao thông dành cho xe buýt còn chưa đầy đủ, đồng bộ và ổn đinh, thiếu quỹ đất cho điểm đầu cuối, điểm trung chuyển hay làn đường xe buýt… khiến xe buýt gặp khó, không phát huy được hết năng lực khai thác.

Việc mở mới các tuyến xe buýt và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xe buýt nhằm hoàn thiện, tăng cường tính kết nối của toàn mạng buýt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân là yêu cầu cần thiết ngay từ khi lập quy hoạch. Song, cho đến nay hạ tầng dành cho xe buýt chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và ổn định, thiếu quỹ đất cho điểm đầu cuối, điểm trung chuyển hay làn đường xe buýt…

Với gần 3.000 xe buýt các loại vận hành trên 152 tuyến toàn thành phố, xe buýt Hà Nội mỗi ngày vận chuyển hơn một triệu lượt hành khách đi lại an toàn. Tuy nhiên, tốc độ phát triển về số lượng tuyến và số lượng đầu phương tiện lại không được hạ tầng hỗ trợ tương xứng, ngược lại không có quỹ đất dành cho xây dựng hạ tầng. Phần lớn các điểm đầu cuối hiện nằm trên các đường giao thông chưa ổn định, không đảm bảo an toàn cho xe buýt hoạt động và người tham gia giao thông. Đáng chú ý là khi quy hoạch các khu đô thị mới đều không quan tâm dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng phục vụ xe buýt. Ở các khu đô thị đã có xe buýt vào đón khách như: Times City, Linh Đàm, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Trung Hòa - Nhân Chính, Đặng Xá, Mỹ Đình..., các điểm đầu cuối xe buýt được bố trí ngay tại lòng đường, các điểm dừng có nhà chờ chiếm tỷ lệ thấp, thậm chí có những khu đô thị không có địa điểm để xe buýt dừng đỗ đón trả khách.

Theo số liệu thống kê, có hơn 150 tuyến xe buýt tại Hà Nội thì gần 90% các điểm đầu cuối  là các điểm dừng ở trên đường, tức là không phải là điểm để hành khách có thể chờ xe an toàn và không có nơi để hành khách gửi phương tiện cá nhân. Bên cạnh đó, việc lưu thông chung với các phương tiện giao thông cá nhân, bị lấn làn đường… đang ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động của xe buýt. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ của xe buýt là thời gian thực hiện chuyến đi, thế nhưng, theo thống kê, xe buýt Hà Nội có tỷ lệ chậm chuyến từ 10 – 20 phút/lượt, chiếm tới 50 – 60%/ tổng số chuyến. Sở dĩ như vậy là bởi Hà Nội đang quá thiếu làn đường riêng cho xe buýt, là nguyên nhân trực tiếp khiến tốc độ lưu thông của loại hình này bị hạn chế nghiêm trọng.

Thiếu trạm trung chuyển cũng là nguyên nhân khiến chất lượng phục vụ của xe buýt chậm cải thiện. Không chỉ đơn giản là bãi đô xe mà còn là điểm gửi xe đạp, xe máy, nơi nghỉ chờ của người lái xe, bán vé, nhà vệ sinh công cộng . Điểm trung chuyển phải đáp ứng các yêu cầu giống như một bến xe thu nhỏ bởi mỗi ngày có tới hàng vạn lượt khách cũng như hàng nghìn lượt xe đi lại qua đây. Hà Nội mới tạm có 5 điểm trung chuyển, điểm bị dỡ bỏ, còn lại hầu như chưa có được những công năng cần thiết ngoài hệ thống nhà chờ và điểm bán vé xe buýt, thậm chí còn rất lộn xộn, xuống cấp.

Theo khảo sát, hiện có hơn 80% người dân Hà Nội hiếm khi hoặc chưa bao giờ sử dụng xe buýt. Thực trạng đó cũng dễ hiểu đối với một thành phố trên dưới 10 triệu dân mà có tới hơn 6 triệu xe cá nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.