Thiếu thuốc, trách nhiệm không chỉ của địa phương

Hơn một tháng kể từ khi Đài Hà Nội phát phóng sự “Người bệnh vẫn khổ vì bệnh viện công thiếu thuốc”, ngày 5/8, trong cuộc họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thừa nhận thực tế về thiếu thuốc và vật tư y tế, điều mà hơn một tháng trước lãnh đạo Bộ Y tế vẫn coi như không tồn tại.

Câu chuyện thiếu thuốc và vật tư y tế vẫn cứ xảy ra bởi một mình ngành y tế không giải quyết được, chỉ riêng các địa phương và các cơ sở y tế cũng sẽ không giải quyết được. Cái cần là các quy định trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế phải rõ ràng, minh bạch hơn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết để thực hiện việc mua sắm thuốc, vật tư y tế tại cơ sở y tế, có hai yếu tố cần phải thực hiện.

Thứ nhất là về thể chế, các văn bản như nghị định, thông tư liên quan đến vấn đề mua sắm thuốc và vật tư y tế. Thứ hai là tổ chức thực hiện tại các địa phương, các cơ sở y tế.

Theo ông Đỗ Xuân Tuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế: “Trong trường hợp thể chế đã hoàn thiện, đầy đủ rồi, nhưng đến khâu tổ chức thực hiện các địa phương gặp vấn đề thì việc mua sắm thuốc, vật tư sẽ khó thực hiện được. Vấn đề hoàn thiện thể chế trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế cơ bản đầy đủ, chủ yếu ở khâu triển khai thực hiện. Các địa phương phải rất linh hoạt trong vận dụng để tổ chức đấu thầu, miễn là công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm hay dấu hiệu tham nhũng, lãng phí trong vấn đề này”.

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế (trái) phát biểu tại họp báo Chính phủ, chiều 5/8.

Ở Hà Nội, sự linh hoạt thể hiện ở Nghị quyết số 09 do HĐND thành phố ban hành ngày 15/5/2024, trong đó phân cấp thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn quyết định việc mua sắm thuốc, vật tư y tế và thiết bị y tế. Đây là địa phương đi đầu cả nước chủ động sớm đảm bảo đủ thuốc và vật tư y tế cho cả hai năm tới.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội, cho hay: “Kinh nghiệm của Hà Nội tham mưu sớm phân cấp cho lãnh đạo các bệnh viện dự trù đấu thầu thuốc kịp thời”.

Không phải địa phương nào cũng như Hà Nội đáp ứng đủ thuốc và vật tư y tế.

Câu chuyện thiếu thuốc và vật tư y tế vẫn cứ xảy ra, bởi một mình ngành y tế không giải quyết được, chỉ riêng các địa phương và các cơ sở y tế cũng sẽ không giải quyết được.

Các quy định trong đấu thầu thuốc và vật tư y tế cần rõ ràng rành mạch hơn, chỉ có một cách hiểu chứ không theo nhiều cách hiểu. Thiếu thuốc và vật tư y tế cần phải giải quyết một cách có hệ thống bao gồm các quy định và thái độ ứng xử đối với những người có vị trí trong ngành y.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư mặc dù được tháo gỡ bằng các quy định hướng dẫn, song một số bệnh viện chưa thể đấu thầu do nhiều vướng mắc như không có nguồn cung, tâm lý sợ sai phạm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.