Thống nhất tiêu chuẩn trong xây dựng đường sắt đô thị

Theo các chuyên gia, việc mỗi đường sắt đang áp dụng một tiêu chuẩn khác nhau gây nhiều khó khăn trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống. Vì vậy, cần thống nhất một tiêu chuẩn nhất định về xây dựng đường sắt đô thị tại Việt Nam.

Hội thảo phát triển đường sắt đô thị tiếp tục diễn ra phiên thứ 4 với chuyên đề Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng nhiều chuyên gia trong ngành đường sắt đô trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc hội thảo chuyên đề, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Đương Đức Tuấn cho biết, theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT)  với tổng chiều dài 417,8km, trong đó 75,6km đi ngầm.  Tuy nhiên hiện nay mới chỉ hoàn thành được 13km của tuyến ĐSĐT số 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông, và đang triển khai thi công 12,5km tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.

Thực tế quá trình triển khai thực hiện, cả hai dự án ĐSĐT của Hà Nội đều chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Một trong những nguyên nhân chính là Chủ đầu tư cũng như các nhà thầu gặp không ít vướng mắc khi áp dụng nhiều hệ thống Quy chuẩn, tiêu chuẩn cả trong và ngoài nước, cũng như khó khăn trong công tác quản lý dự án ĐSĐT. Theo các chuyên gia, việc mỗi đường sắt đang áp dụng một tiêu chuẩn khác nhau gây nhiều khó khăn trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống.

Cần thống nhất một tiêu chuẩn nhất định về xây dựng đường sắt đô thị tại Việt Nam. Đây là ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia trong phiên hội thảo lần này. Khung tiêu chuẩn thống nhất ngoài việc giúp đảm bảo tính tương thích và khả năng tương tác của các tuyến đường sắt, mà còn giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa, từ đó gia giảm được giá thành đầu tư.

Hiện các tuyến đường sắt đô thị trên thế giới đều thực hiện theo một tiêu chuẩn nhất định trong tư vấn thiết kế và xây dựng. Việc thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật giữa nhiều đơn vị chủ thể là “chìa khóa” cốt lõi để thiết lập tiêu chuẩn. Điều này bao gồm sự phối hợp và liên lạc giữa nhiều đơn vị như đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát và đơn vị vận hành. Nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho các công trình tàu điện ngầm, đơn vị thiết kế và đơn vị thi công cần có sự hợp tác chặt chẽ để cùng lập ra phương án thiết kế và kế hoạch thi công chi tiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, World Bank kết hợp cùng Đại sứ quán Úc đã công bố báo cáo và các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.

Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Dù lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã nhấn mạnh, tiếp tục duy trì kế hoạch tập trung xử lý các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, song trên thực tế, một bộ phận các em học sinh vẫn thiếu ý thức chấp hành, ngang nhiên vi phạm luật giao thông và tìm cách đối phó với lực lượng chức năng.

Từ ngày 1/7/2027, xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 thay vì mức 2 như hiện nay. Các loại xe mô tô hai bánh sẽ được áp nâng mức tiêu chuẩn khí thải sớm hơn 1 năm.

Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.

Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).