Thú chơi tranh thuỷ mặc

Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, tranh thủy mặc chưa phổ biến rộng rãi, nhưng vài năm gần đây, những bức tranh này đã dần được biết đến và thâm nhập vào đời sống, trở thành sản phẩm văn hoá ấn tượng với nhiều người chơi tranh.

Cũng giống như người Việt Nam thường mua tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống vào mỗi dịp đầu năm mới, người dân các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, sẽ mua tranh thuỷ mặc. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú,… nhưng đều hàm ý về một triết lý sâu xa.

Họa sĩ Lã Anh Việt cho biết: "Đầu năm, tôi cũng hay vẽ tặng bạn bè những bức tiểu phẩm như thế này. May mắn hay không thì mình chưa biết nhưng họ sẽ nhớ đến mình, trân trọng món quà mình tặng giống như mình trân trọng quà mà họ tặng mình thôi".

Mỗi bức tranh thủy mặc là sự kết hợp giữa thơ, họa và cả triết lý về nhân sinh. Ở nước ta, tranh thuỷ mặc đã được nhiều họa sĩ học tập và sáng tạo bằng thư pháp chữ quốc ngữ, mang cảm giác gần gũi hơn với người Việt.

Mỗi bức tranh thủy mặc là sự kết hợp giữa thơ, họa và cả triết lý về nhân sinh

Hoạ sĩ Kiều Quốc Khánh chia sẻ: "Đầu tiên phải nói đến quá trình rèn luyện, quá trình tu tập, mình làm chủ được cây bút, làm sao cho cái chữ đấy của mình, cái kết thể của nó phải đảm bảo được các yếu tố hài hòa. Cũng có một số hoạt động đầu năm phát triển được nghệ thuật, thú chơi này. Tôi cũng hy vọng bộ môn văn hóa này ngày càng được phát triển và bảo tồn tốt hơn".

Ngày nay, nhiều gia đình ưa chuộng treo tranh thủy mặc trong nhà với hàm ý về phúc lộc, sự thịnh vượng và khai sáng. Bên cạnh các dòng tranh dân gian, tranh thủy mặc kết hợp cùng nghệ thuật thư pháp đang góp thêm một nét văn hóa mới, làm phong phú thú chơi tranh của người Hà Nội./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 26/4, làng nghề Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật vào danh sách các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội và khai mạc tuần văn hóa - thương mại - làng nghề gắn với lễ hội truyền thống Lệ Mật. Tới dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Hướng đến ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), nhiều họa sĩ đã dành nhiều tâm huyết sáng tác các bức tranh dự thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, do Cục Văn hóa cơ sở phát động từ ngày 24/10/2023.

Tại Hà Nội đang diễn ra triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" với sự tham gia của nhiều các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa.

Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức buổi ra mắt tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Hà Nội có trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, sự giàu có về văn hóa của Hà Nội vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.

Từ một công trình công cộng đường phố đơn thuần, với sự sáng tạo của các nghệ sỹ, cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm, đã biến thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn và đặc sắc.