Thư giãn cuối tuần cùng gốm

Cuối tuần, thay vì đi du lịch hay đến các khu vui chơi, nhiều người chọn những hoạt động trải nghiệm thực tế tại các xưởng gốm để có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu đồ gốm theo cách riêng của mình.
Những năm gần đây, trải nghiệm cùng gốm trở thành xu hướng giải trí được giới trẻ ưa chuộng.
Nhiều người trẻ đam mê gốm thích khám phá những không gian sáng tạo mới mẻ, đầy cảm hứng.

Nguyễn Ngọc Ánh (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) đã dành riêng một góc nhỏ trong căn phòng của mình để trưng bày những tác phẩm gốm mà cô yêu thích.
Cứ vào cuối tuần, Ngọc Anh lại đến quán Nương Náu (quận Hoàn Kiến) để gặp gỡ, trò chuyện với chủ quán - một người sưu tầm gốm, cùng chia sẻ đam mê về gốm.
Không gian quán cà phê Nương Náu cũng là nơi kết nối nhiều người trẻ có chung niềm đam mê với gốm.
Vào mỗi cuối tuần, quán luôn đông khách, phần lớn là những người trẻ tới đây để khám phá và chia sẻ đam mê về gốm.
Cũng là sở thích với gốm, nhưng những bạn trẻ này lại mong muốn tự tay trải nghiệm quá trình làm ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh.
Tại khu trải nghiệm xưởng gốm thủ công Hồ Đắc Di, các khách hàng vẽ tranh trên gốm Bát Tràng.
Tại xưởng sáng tạo này, khách hàng sẽ được hướng dẫn cách tạo ra những tác phẩm gốm đẹp mắt và mang dấu ấn cá nhân.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để họ rèn giũa sự kiên nhẫn, tỉ mỉ khi làm gốm.
Trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng là một hành trình tuyệt vời để bước vào thế giới của những người nghệ nhân đầy tài năng và sáng tạo.
Mỗi một sản phẩm gốm ra đời đều chứa đựng một phần tâm hồn của những người yêu gốm.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.