Thu giữ hơn một tấn thực phẩm nhập lậu

Do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào các tháng cuối năm, vì vậy, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng cấm và hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, hiện đại hơn trên tất cả các tuyến, lĩnh vực.

Lực lượng Quản lý thị trường phối hợp cùng Công an phát hiện và thu giữ khoảng một tấn thực phẩm không hóa đơn chứng từ, hầu hết là các chủng loại sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường như bim bim, ô mai, bánh kẹo. Các loại thực phẩm được thu mua trôi nổi trên thị trường, không có tem nhãn, đóng trong các túi ni lông loại lớn để bán buôn. Sau khi nhập về thị trường Hà Nội, các đối tượng sẽ tự đóng gói trong các hộp nhựa, sau đó, dán tem nhãn mác để tiêu thụ trên thị trường.

Theo cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cũng là lúc buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại gia tăng. Thành phố Hà Nội là địa bàn trọng điểm, đầu mối giao thông liên vùng, quốc gia và quốc tế nên nạn buôn lậu lại càng “nóng”. Đáng nói, buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi, nhiều thủ đoạn lẩn tránh cơ quan chức năng. Đặc biệt, khi môi trường Internet phát triển, thương mại điện tử, mạng xã hội trở nên phổ biến, buôn lậu, kinh doanh hàng giả có thêm “đất” để lộng hành. Thậm chí, các đối tượng tổ chức thành đường dây, ổ nhóm, lập nhiều tài khoản ảo trên mạng xã hội, rao bán công khai hàng lậu, hàng giả. Cơ quan chức năng rất khó truy dấu vết, triệt phá khi đối tượng liên tục thay đổi tài khoản, địa điểm.

Có thể thấy rằng, buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả có lợi nhuận cao, vì thế các đối tượng bất chấp quy định, cố tình vi phạm. Lực lượng chức năng luôn xác định đấu tranh, chống buôn lậu, hàng giả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả hiệu quả, người tiêu dùng cũng cần góp sức bằng cách nói không với hàng giả, hàng lậu; phản ánh với cơ quan chức năng đối tượng, cơ sở có dấu hiệu kinh doanh hàng lậu, hàng giả, nhất là trên môi trường Internet, giúp cơ quan chức năng điều tra, xử lý kịp thời. Sự chung tay của người tiêu dùng cũng rất quan trọng, như “tai, mắt” của cơ quan chức năng, đồng thời cũng mang tính quyết định, bởi nếu bị người tiêu dùng tẩy chay, hàng lậu, hàng giả sẽ không còn tái diễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, trên tuyến đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì xảy ra tình trạng một số nhóm du khách là thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm luật giao thông, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ.

UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 8,7 tỷ đồng đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng 15 cơ sở sản xuất tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá vì hàng loạt vi phạm về môi trường, phòng cháy chữa cháy và xây dựng.

Một em học sinh do đi nhanh, không quan sát kịp đã gặp tai nạn và bị xe tải cán qua.

Người lái chiếc xe Suzuki ngay đoạn vào cua đã bất ngờ vượt ẩu, hậu quả là lao vào một xe container đi ngược chiều.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.