Thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động tái chế
Ngăn ngừa tia UV; Chịu lực rất tốt; Và có khả năng chống ồn... Đây là đặc điểm nổi bật của những tấm nhựa kính cường lực này.
Ông Lê Minh Khuê, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty CPĐT sản xuất Top Asia cho biết: ''Nguyên liệu sản xuất ra tấm nhựa kính này nhập khẩu từ nước ngoài, hạt nhựa nguyên sinh của Lotte Hàn quốc, Sabric của Ả rập, đặc biệt có thể tái chế để sử dụng thành các sản phẩm khác của nhựa kính.''
Còn đơn vị này, chuyên sản xuất nguyên vật liệu cho ngành xây dựng. Xu hướng sản xuất vật liệu tái chế, vật liệu mới đã được đơn vị áp dụng từ nhiều năm nay.
Không chỉ riêng Hà Nội, thiếu nguyên vật liệu xây dựng đang là vấn đề nan giải của tất cả các địa phương trên cả nước. Điều này đặt ra bài toán: cần có sản phẩm, vật liệu thay thế, hoặc vật liệu tái chế.
Thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động tái chế, đây là hướng đi cần làm. Thế nhưng, hiện tại, chưa có hành lang pháp lý, hay hướng dẫn cụ thể nào cho các doanh nghiệp.
Ông Lê Minh Khuê, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty CPĐT sản xuất Top Asia cho biết: ''Cần hỗ trợ về chính sách, về truyền thông….
Ông Nguyễn Văn An, Phó TGĐ Công ty CP Kết cấu bê tông Châu Âu Nam, Tập đoàn Amaccao cho biết: ''Chưa có cơ chế pháp lý cụ thể để doanh nghiệp tham gia thị trường…''
Do vậy, theo các chuyên gia, cần xây dựng chính sách khuyến khích để thúc đẩy sử dụng vật liệu tái chế. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có định hướng phát triển rõ hơn
PGS.TS Nguyễn Hoàng Giang, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội chia sẻ: ''Khi đã có nguồn lực hỗ trợ, từ đó thị trường sẽ có sự điều tiết..''
Ông Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây Dựng cho biết: ''Sự tham gia của doanh nghiệp là điều tất yếu, nhưng phải có chính sách cụ thể…''
Đầu tư cho tái chế và vật liệu xây dựng mới là đầu tư lớn. Do vậy, cũng cần phải có chính sách tiêu thụ sản phẩm, để doanh nghiệp có thị trường. Hơn nữa, việc xây dựng quy chuẩn cụ thể cho các sản phẩm cũng là điều cần thiết, để doanh nghiệp sớm có định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm đúng hướng.
VN-Index trải qua phiên giao dịch khá giằng co, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng khi mùa báo cáo tài chính quý 3 vừa đi qua. Tuy nhiên chỉ số vẫn duy trì ở mức tăng.
Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2023 của Philippines theo tính toán của cơ quan này.
Thị trường trái phiếu Chính phủ trong 10 tháng của năm đã có những kết quả khả quan, giá trị huy động đạt 75,6% kế hoạch năm. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi nổi với giá trị giao dịch bình quân phiên tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.
0