Thu hút FDI là điểm sáng kinh tế Việt Nam 2024

Theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á ADB, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 đạt 6% và năm 2025 là 6,2%, trong đó điểm sáng là thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Tính đến hết tháng 8/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đã đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua. Đặc biệt, vốn đầu tư mới và vốn điều chỉnh tăng cả về số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư. Đây được đánh giá là một trong những động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam.

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cấp cao của World Bank tại Việt Nam cho biết: "FDI vào Việt Nam vẫn cho thấy những tín hiệu tích cực. Điều này được thể hiện qua các số liệu thu hút FDI 8 tháng đầu năm và chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Một điểm đáng lưu ý là đầu tư đang ngày càng tăng lên nhờ xuất khẩu phục hồi và các nhà đầu tư sẽ lạc quan hơn trong đầu tư vào các dự án. Đầu tư vào bất động sản cũng đang tăng trưởng trở lại".

Ông Konaka Masaki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện Stanley, cho hay: "Nguồn lao động của Việt Nam chất lượng cao, nghiêm túc và chăm chỉ. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài như chúng tôi, chúng tôi nhận được rất nhiều chế độ ưu đãi, hỗ trợ từ chính phủ Việt như các chế độ miễn giảm thuế đất, thuế giá trị gia tăng. Đây là thị trường tiềm năng, hấp dẫn, trong tương lai sẽ tiếp tục thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn nữa".

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút FDI ở mức 39-40 tỉ USD.

5 năm trở lại đây, Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Lũy kế đến tháng 6 năm nay, tổng đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 87,5 tỷ USD với hơn 10.000 dự án đầu tư. Trong đó, đầu tư vào công nghiệp chế biến chế tạo chiếm gần 75% tổng vốn đăng ký và 25% tổng số dự án.

Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn Việt Nam, đặc biệt Thủ đô Hà Nội tiếp tục có những cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp Hàn Quốc trong thời gian tới

Ngay trong tháng 9 này, nhiều địa phương liên tiếp đón nhận những cam kết đầu tư lên tới hàng tỷ USD. Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút FDI ở mức 39-40 tỉ USD. Các tổ chức quốc tế khẳng định, với số lượng vốn đã cam kết đến thời điểm này, cùng với nỗ lực của Chính phủ, dù phải chịu nhiều thiệt hại từ cơn bão số 3, vẫn cho thấy niềm tin cao của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2024, chính quyền thành phố đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu để ứng phó với biến động nguồn cung, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, xăng dầu và các mặt hàng tiêu dùng cần thiết.

Việc Tổng thống ban bố thiết quân luật tối 3/12 khiến các chỉ số chính tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc đi xuống ngay khi mở cửa phiên 4/12.

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết của Quốc hội.

Tính đến cuối tháng 11, giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HOSE đạt hơn 5,13 triệu tỷ đồng, tương đương 50,25% GDP năm 2023 (GDP theo giá hiện hành), chiếm hơn 94,08% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường.

Trong kỷ nguyên công nghệ, những sản phẩm như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, dữ liệu lớn (bigdata), công nghệ thực tế ảo, tài sản số đang tham gia sâu rộng hơn và định hình tại mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục, bán lẻ, cho đến nghiệp vụ phức tạp như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 11 tháng của năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 56,74 tỉ đô la, tăng 19% so với cùng kỳ.