Thu phí vào nội đô còn nhiều ý kiến trái ngược

Tại tọa đàm ‘ Hướng đến hệ thống giao thông Hà Nội thông minh và bền vững” do Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức, đề xuất đến năm 2027 sẽ thu phí phương tiện vào nội đô đã được đưa ra với 3 giai đoạn. Nhiều ý kiến trái ngược cho rằng mặc dù mục đích của đề xuất này là tốt khi có thể góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông., song, để triển khai thu phí thì cần phải hài hòa lợi ích các bên, đặc biệt là phải có hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội cần phải đủ mạnh.

Thu phí nội đô là cụm từ chẳng còn mới nhưng vẫn đến nay vẫn chưa từng một lần được triển khai trong thực tế. Một lần nữa, theo đề xuất, đến năm 2027 sẽ tiến hành thu phí vào nội đô. Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội việc thu phí sẽ kéo giảm phương tiện di chuyển vào nội đô, mục đích cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, không những vậy còn góp phần giảm được ô nhiễm môi trường.

Song, tưởng khả thi, nhưng thực tế thì ngược lại. Bởi với những người có công có việc hàng ngày, thì kể cả mất phí, họ vẫn sẽ di chuyển vào nội đô.

Thực tế nhìn nhận, hạ tầng giao thông của TP. Hà Nội trong những năm qua mới chỉ tăng 0,5%. Trong khi, một năm lượng phương tiện giao thông tăng lên, cao gấp 9 lần con số nói trên. Do đó, ùn tắc là điều đương nhiên. Liệu thu phí có kéo giảm được ùn tắc?

Ông Khương Kim Tạo - Nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết: "Tình trạng này rất đáng băn khoăn và cũng là xu thế tất yếu, đó là quá trình ô tô hóa diễn ra quá nhanh. Theo một cái nhận định khách quan, tình hình ùn tắc ở Hà Nội chắc chắn nó sẽ trở nên ngày càng tệ hơn".

Theo các chuyên gia giao thông, điều kiện cần và đủ để triển khai thu phí nội đô là giao thông công cộng phải đáp ứng tương xứng thì lại chưa giải quyết được. Nhiều đề xuất về giao thông đã được đưa ra, rầm rộ có, âm thầm có, và rồi đa phần lại là “chưa phù hợp”. Chủ rương thu phí vào nội đô, đã được nhiều quốc gia áp dụng. Song, với Hà Nội để có thể triển khai cần phải tính toán sao cho hài hòa lợi ích các bên, tránh tình trạng vội vàng, để rồi lợi bất cập hại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.