Thủ tướng được quyền quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách

Sáng 18/2, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), với điểm mới đáng chú ý là thủ tướng được trao thêm quyền quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác với quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia.

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) quy định trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác với quy định của pháp luật hiện hành, báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Quốc hội trong thời gian gần nhất. Đây là đề xuất của các đại biểu tại các phiên thảo luận.

Đại biểu Trần Trọng Kim, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, đặt vấn đề: “Trong những trường hợp thật cần thiết, mà liên quan đến huy động nhiều bộ, huy động nhiều lực lượng và huy động được khối lượng phương tiện vật chất của quốc gia để phục vụ cho một nhiệm vụ nặng nề như vậy, thì có phải là quyết định của bộ không, hay là quyết định của thủ tướng Chính phủ? Vai trò và vị trí của thủ tướng ở chỗ nào trong lúc tình huống xảy ra như vậy?".

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) đã phân định thẩm quyền của thủ tướng và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo phân công của Chính phủ và đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý.

Luật nêu rõ, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo công tác của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao, không quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng: “Thủ tướng đã ủy quyền cho địa phương, ủy quyền cho bộ trưởng bộ, ngành thì không chen vào công việc nội bộ của bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp đó, trừ khi như Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định vừa giải trình, đó là ở cấp dưới và bộ, ngành này, làm không được".

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, ý kiến của các đại biểu được tiếp thu trong quá trình sửa đổi.

Điểm đột phá trong lần sửa đổi này là hoàn thiện nguyên tắc phân quyền, phân cấp, ủy quyền theo hiến định và chủ trương của Đảng, tạo sự chủ động, sáng tạo, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo của hệ thống hành chính Nhà nước, nhất là chính quyền địa phương. Trong đó, quy định rõ Chính phủ và thủ tướng có quyền phân cấp cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trước đó, đóng góp vào dự thảo, các đại biểu đã đề nghị bổ sung một số quyền hạn của thủ tướng, nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu Chính phủ với việc điều hành quản trị quốc gia. Nên bãi bỏ các quy định như thủ tướng quyết định bắn pháo hoa ở các lễ hội hoặc công việc các bộ chuyên ngành. Việc này vừa làm mất thời gian của thủ tướng, vừa làm ảnh hưởng tới sự chủ động của các bộ ngành, địa phương.

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) gồm 6 chương, 28 điều. So với luật hiện hành giảm một chương, giảm 22 điều; có ba mục mới; chính thức có hiệu lực từ 1/3 tới đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa đã bắt giữ đối tượng truy nã Đàm Văn Đoàn (ở huyện Thường Tín) khi y đang lẩn trốn tại quận Nam Từ Liêm.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay sau khi vận hành bộ máy mới, mọi nhiệm vụ công tác đều được lực lượng công an xã triển khai đồng bộ, thông suốt, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

UBND TP. Hà Nội đã khen thưởng 2 tập thể và 5 cá nhân thuộc Công an quận Cầu Giấy với thành tích triệt phá nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức đầu tư tiền kỹ thuật số.

Công an tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ con trai của nạn nhân do liên quan vụ giả danh công an cướp 2 triệu USD xảy ra trên địa bàn.

Làn đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ở ven sông Tô Lịch vẫn chưa thu hút được người dân lựa chọn di chuyển, sau hơn một năm thí điểm.

Hành khách đi tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội rất bức xúc về những vi phạm trật tự đô thị bên dưới một số nhà ga.