Thủ tướng kiểm tra tu bổ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay 12/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế kết quả tu bổ định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2024 và làm việc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ban Quản lý Lăng) về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế kết quả tu bổ định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2024

Sau khi kiểm tra kết quả công tác tu bổ định kỳ công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, suốt đời phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân.

Theo Thủ tướng, Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình gồm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu hành chính chính trị đặc biệt Ba Đình… có ý nghĩa, giá trị to lớn, quan trọng đối với đất nước.

Việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị Cụm di tích vừa là trách nhiệm cao cả, vừa là niềm vinh dự, tự hào, thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống lịch sử dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Ban Quản lý lăng và các Bộ, ngành, thành phố Hà Nội trong công tác giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức đón tiếp, phục vụ chu đáo đồng bào, khách quốc tế đến viếng Bác; đón tiếp, phục vụ chu đáo, trang nghiêm các đoàn Nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao các nước đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ.

Chỉ rõ tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong công tác phối hợp, tổ chức tiếp đón bà con, khách quốc tế viếng Bác; chuyển đổi số; giải phóng mặt bằng; truyền thông...

Thời gian tới, đất nước có nhiều sự kiện trọng đại, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, thành phố Hà Nội và Ban Quản lý Lăng phối hợp chặt chẽ, chủ động, nỗ lực và phát huy hơn nữa tinh thần sáng tạo, đổi mới để không gian Quảng trường Ba Đình, các di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ mãi là địa điểm sinh hoạt văn hóa, chính trị, là nơi “tìm về cội nguồn” của mỗi người dân Việt Nam khi đến với Hà Nội và về với Bác.

Thủ tướng kiểm tra tu bổ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng nhấn mạnh, Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng; nâng cao tinh thần yêu nước nồng nàn; nơi tạo động lực, truyền cảm hứng cho đồng bào, chiến sĩ cả nước; tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và truyền thống lịch sử văn hóa hào hùng của dân tộc. Do đó Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, tinh thần trách nhiệm.

“Đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa”, và “với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm”, xác định, phân công nhiệm vụ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, tin tưởng Ban Quản lý Lăng, các bộ, ngành, thành phố Hà Nội tiếp tục phát huy cao độ truyền thống và kết quả đạt được, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao để Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình ngày càng khang trang hơn, đẹp đẽ hơn, hiện đại hơn, nâng tầm sức mạnh nội sinh từ Cụm di tích…

Thủ tướng Chính phủ nhất trí tiếp tục mở cửa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại, đón đồng bào và khách quốc tế vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 13/8/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.