Thủ tướng: Nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh sau lũ

Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành và 26 tỉnh, thành phố phía Bắc ảnh hưởng bão số 3.

Tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền.

Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn đã làm 318 người chết, 26 người mất tích, gần 2 nghìn người bị thương; thiệt hại về kinh tế ước tính ban đầu trên 81 nghìn tỷ đồng.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền dự tại điểm cầu Hà Nội.

Phát biểu tại hội nghị, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết: Do ảnh hưởng của đợt mưa bão, thiên tai vừa qua Hà Nội đã có 01 người chết và 10 người bị thương trong bão; hơn 100 nghìn cây xanh bị gãy, đổ; gần 30.000 hộ dân bị ngập; lúa bị gẫy, đổ, dập nát trên 23.000 ha; đã xảy ra khoảng 40 sự cố đê điều. Ước tính thiệt hại là trên 2.287 tỷ đồng. Sau bão, thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả. Đã có trên 66.000 người trở về trên tổng số 78.000 người dân sơ tán, di dời. Việc trồng lại cây xanh đã thực hiện được trên 3.400 cây.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ đánh giá: công tác cảnh báo, dự báo cơ bản tốt, sát tình hình, từ sớm, từ xa. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt, kịp thời, quyết liệt, thống nhất, thông suốt từ trên xuống dưới. Công tác phòng chống tích cực, kịp thời, đã huy động cả hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân vào cuộc, phát huy "4 tại chỗ".

Thủ tướng kêu gọi phát huy tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai"; những nơi không bị ảnh hưởng làm bù lại cho những nơi tại miền Bắc bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu vẫn là không để người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói, bị rét, không có chỗ ở; học sinh sớm được tới trường, bệnh nhân được chữa bệnh; nhanh chóng đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh. Thủ tướng đã chỉ đạo xuất cấp trên 400 tấn gạo, 350 tỷ đồng và nhiều trang thiết bị cứu hộ cứu nạn, y tế, nhu yếu phẩm khác kịp thời hỗ trợ các địa phương cứu trợ người dân. Thủ tướng kêu gọi phát huy tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai"; những nơi không bị ảnh hưởng làm bù lại cho những nơi tại miền Bắc bị ảnh hưởng.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp; Tài chính rà soát, đề xuất kinh phí hỗ trợ các địa phương từ nguồn ngân sách dự phòng, bảo đảm phù hợp và công bằng giữa các địa phương. Với các gia đình bị mất nhà cửa, phải xây dựng lại, các địa phương, bộ ngành liên quan phải hoàn thành xong chậm nhất vào 31/12/2024 với vách cứng, nền cứng, mái cứng. Thủ tướng yêu cầu hoàn thành khắc phục cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá trong tháng 10/2024.

Cùng với đó, rà soát, sơ kết, đề xuất thi đua khen thưởng với những người hy sinh, những tập thể, cá nhân làm tốt, các điển hình tiên tiến, chậm nhất trong tháng 10/2024; xử lý những tập thể, cá nhân làm không tốt, không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí vi phạm pháp luật. Các bộ ngành, địa phương đề xuất các nhiệm vụ quản lý Nhà nước, rà soát, đánh giá, có chương trình, dự án lâu dài phòng chống sạt lở, thiên tai.

Riêng với cầu Phong Châu bị sập, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng tỉnh Phú Thọ phải xây dựng lại xong chậm nhất trong năm 2025, nếu cần cơ chế, chính sách thì báo cáo Chính phủ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.

Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.

Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc - năm 1954, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức chương trình cầu truyền hình tập kết ra Bắc với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa vào tối 16/11.

Ngay sau khi tới Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân có buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brazil.

Tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo của các nền kinh tế APEC lần thứ 31.

"Vùng xanh Hoàn Kiếm" là nỗ lực của Hà Nội trong hành trình 20 năm kiến tạo không gian sống xanh, bắt đầu từ phố đi bộ và hướng tới xây dựng vùng phát thải thấp LEZ, kỳ vọng mở ra tầm nhìn về một đô thị bền vững với giao thông sạch và môi trường trong lành. Đây là bước đi quan trọng nhằm cân bằng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân.