Thư viện lưu động góp phần lan toả văn hoá đọc
Tại vườn hoa Long Biên, hoạt động thư viện lưu động được tổ chức với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, xây dựng, duy trì và phát triển phong trào đọc sách trong nhân dân, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng xã hội học tập trên toàn thành phố, thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Các bạn đọc nhỏ tuổi đã hào hứng tham gia hoạt động này.
Em Nguyễn Phương My, học sinh trường tiểu học Lê Quý Đôn, quận Long Biên cho biết: “Con thích đọc sách vì trong sách có nhiều điều mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hôm nay đến đây đọc sách cùng các bạn, con rất vui”.
Em Nguyễn Thị Bảo An, học sinh trường tiểu học Lê Quý Đôn, quận Long Biên chia sẻ: “Con rất bất ngờ khi đến đây có nhiều sách thế này. Con chọn được nhiều sách hay. Đọc sách ở trạm sách lưu động cùng các bạn rất thú vị”.
Hoạt động thư viện lưu động gồm các nội dung: phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, xây dựng, duy trì và phát triển phong trào đọc sách trong nhân dân, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng xã hội học tập trên toàn thành phố.
Chị Nguyễn Phương Linh, Phòng nghiệp vụ và phong trào cơ sở, Thư viện Hà Nội cho biết: “Hoạt động thư viện lưu động được Thư viện Hà Nội triển khai từ năm 2023. Trước đây được tổ chức tại các trường học, nhưng đối tượng hẹp, chỉ phục vụ giáo viên và học sinh, do đó năm nay chúng tôi đưa sách đến các công viên để phục vụ bạn đọc mọi lứa tuổi, và được mọi người rất ủng hộ. Mong rằng thời gian tới sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động thư viện lưu động tại các huyện ngoại thành Hà Nội”.
Thư viện Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động dịch vụ thư viện, lựa chọn sách phù hợp mọi đối tượng với số lượng từ 700 đến 1.000 bản sách tại mỗi điểm phục vụ.
Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".
Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
0