Thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số

Bình đẳng giới là một trong những việc được TP. Hà Nội tập trung thúc đẩy, tiêu biểu là dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết: Dự án 8, với hệ thống 8 chỉ tiêu cơ bản và 4 nội dung trọng tâm để đảm bảo sự thúc đẩy bình đẳng giới tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tập trung vào việc tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ những định kiến về giới, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề bức thiết cho phụ nữ và trẻ em; thứ hai là nâng cao quyền năng kinh tế.

Bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số
Tại huyện Ba Vì, các cơ quan, đoàn đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới thiết thực và hiệu quả.

Ba Vì là một huyện vùng cao có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới, các cơ quan, đoàn thể đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả. Tại thôn 8, xã Ba Trại, đã ra mắt tổ truyền thông cộng đồng đầu tiên, gồm 10 thành viên, với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cũng như xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Bà Bùi Thị Lưu, thành viên tổ truyền thông cộng đồng xã Ba Trại, chia sẻ: tại địa phương vẫn còn tồn tại những tập tục, hủ tục trọng nam khinh nữ khiến tất cả việc nhà đều giao cho người phụ nữ, nên người phụ nữ rất vất vả. "Sau buổi ra mắt ngày hôm nay, chúng tôi đã có kế hoạch hàng tháng, hàng quý và trong các buổi họp chi bộ thôn tuyên truyền đến các gia đình, tuyên truyền lồng ghép vào trong các sự kiện để thay đổi định kiến giới", bà Lưu nói.

Theo thống kê của Ban Dân tộc TP. Hà Nội, Hà Nội hiện có khoảng hơn 107.800 người DTTS, thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số, chiếm 1,3% dân số của Hà Nội. Trong đó, đồng bào cư trú tập trung theo cộng đồng thuộc 14 xã của 5 huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất. Với đặc thù đó, Thủ đô Hà Nội rất quan tâm đến vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc qua các giai đoạn.

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội cho biết: trong thời gian qua, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc ở địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được quan tâm. Gần đây nhất thành phố đã ban hành nghị quyết chuyên đề kế hoạch đầu tư công. Đối với công tác phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở các hạ tầng đã được đầu tư, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô đã có những thay đổi hết sức tích cực, kể cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, gần 50% các công ty tại Đức đang thiếu nhân công, thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh do không có đủ lao động.

Kể từ khi phát động, số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tăng lên mỗi ngày. Không chỉ cập nhật thường xuyên số tiền tiếp nhận và phân bổ tới các vùng bị nạn, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương còn công bố bước đầu bản sao kê danh sách các tổ chức, cá nhân ủng hộ.

Sáng 14/9, tại vườn hoa Vạn Xuân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Nhằm giúp người dân vùng ngập lụt giảm bớt thiệt hại về nông sản, hoa màu và gia súc, gia cầm, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Gia Lâm đã tổ chức kêu gọi giải cứu nông sản, hỗ trợ người nông dân khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tính đến 17h ngày 13/9, tổng số tiền ủng hộ qua tài khoản của Ban Vận động Cứu trợ Trung ương là 775,5 tỷ đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục công khai hơn 2.000 trang sao kê tài khoản ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Để đảm bảo an toàn cho người dân vùng ngập úng, huyện Quốc Oai đã kịp thời tổ chức di dời, bố trí chỗ ở tạm và các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân tránh lũ.