Thúc đẩy đầu tư và trao quyền kinh tế cho phụ nữ

Trong thông điệp nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho biết với chủ đề năm nay là “Đầu tư vào phụ nữ: Đẩy nhanh tiến bộ”, LHQ muốn nhắc nhở rằng việc chấm dứt chế độ gia trưởng đòi hỏi phải có cơ chế tài chính hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái.

Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) ước tính mỗi năm cần thêm 360 tỷ USD để các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách giới theo các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.

Cũng theo tổ chức này, việc thu hẹp sự chênh lệch tín dụng đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có thể giúp tăng thu nhập hằng năm thêm 12% vào năm 2030. Sự chênh lệch giới, đặc biệt là về thu nhập, tác động mạnh đến nền kinh tế.

Theo UN Women, gần 60% việc làm của phụ nữ trên toàn cầu là những công việc không chính thức, khoảng cách về lương vẫn tồn tại ở nhiều nhóm nhân khẩu học khác nhau. Không chỉ vậy, bạo lực, xung đột và sự chênh lệch kinh tế là những mối đe dọa đáng kể đối với an ninh và sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế. Ước tính, bạo lực đối với nữ giới đã khiến thế giới thiệt hại tới 1.500 tỷ USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 1/7, Liên minh châu Âu (EU) đã cáo buộc Meta, chủ sở hữu Facebook, vi phạm các quy định kỹ thuật số của khối.

Cảnh sát Myanmar đã bắt giữ 11 người liên quan đến việc bán gạo với giá cao trong khi Chính phủ nước này đang nỗ lực ổn định nền kinh tế.

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước Arab đang gia tăng sức ép nhằm ngăn chặn các cuộc đụng độ xuyên biên giới giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Lebanon leo thang thành một cuộc chiến tranh Trung Đông rộng lớn hơn.

Cơ quan y tế Palestine cho biết số người Palestine thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel vào dải Gaza đã tăng lên 37.900 người, chủ yếu là dân thường.

Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV ngày 1/7 đưa tin, lượng mưa liên tục đã gây ra lũ lụt ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, nhấn chìm các ngôi làng và khiến 195.000 người dân phải di dời.

Từ ngày 1/7, Nhật Bản lần đầu áp dụng phí leo núi và giới hạn số lượng du khách hàng ngày tại núi Phú Sĩ.