Thúc đẩy giao thương ngành công nghiệp thực phẩm

Việt Nam đang nổi lên như một trong những thị trường chế biến thực phẩm hàng đầu trong khu vực nhờ nguồn nguyên liệu nông nghiệp dồi dào và lực lượng lao động trẻ. Với dân số gần 100 triệu người và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.

Lợi thế này không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển mà còn mở ra cơ hội thu hút các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Theo dự báo, đến hết 2024, doanh thu ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt hơn 720.000 tỷ đồng, tăng 10,92% so với năm 2023. Mức tăng trưởng kép hàng năm được dự kiến đạt 10,26% từ năm 2024 đến năm 2029, đưa tổng doanh thu của ngành lên khoảng 1,5 tỷ USD vào năm 2029. Những con số này cho thấy cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thực phẩm.

Bà Phan Thị Thắng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay: “Ngành công nghiệp thực phẩm được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội. Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức và doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh nhiều hoạt động, giải pháp cụ thể trong việc phát triển thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm từng bước gia tăng giá trị xuất khẩu của thực phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới”.

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng nhìn thấy tiềm năng lớn từ thị trường Việt Nam, khi đây là một trong những thị trường thú vị nhất ở châu Á trong ngành lương thực thực phẩm. Do đó, các nhà xuất khẩu nước ngoài cũng cho biết, đã và đang thúc đẩy các tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn và bền vững cho sản phẩm của mình để có thể mở rộng khu vực xuất khẩu, mang đến những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.

Ông Massimo Podda, Giám đốc điều hành kinh doanh Doanh nghiệp HTX Santadi, cho biết: “Santadi là một trong những công ty rượu quan trọng nhất tại vùng Sardegna, diện tích trồng nho là hơn 650 héc ta. Chúng tôi không sử dụng các loại phân bón hóa học mà toàn bộ phân bón hữu cơ. Hiện tại chúng tôi đang hợp tác với hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là lần đầu tiên chúng tôi có mặt tại Việt Nam. Việt Nam là một trong các mục tiêu tiếp cận  quan trọng của chúng tôi và tôi cũng hy vọng các sản phẩm của chúng tôi có cơ hội hiện diện tại Việt Nam trong năm 2025”.

Công nghiệp thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Hiện Chính phủ đang thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thực phẩm, bao gồm giảm thuế, cải thiện cơ sở hạ tầng và khuyến khích áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và chế biến. Đây là một nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát triển vị thế trên bản đồ chế biến thực phẩm toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cổ phiếu Tesla đã lao dốc hơn 6% trong phiên giao dịch đầu tiên của năm nay, sau khi hãng xe điện hàng đầu thế giới này công bố số liệu doanh số tiêu thụ xe của năm 2024.

Tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế là một trong những giải pháp hiệu quả của ngành thuế nhằm chống thất thu thuế. Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11/2024, ngành thuế đã ban hành gần 59.000 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền nợ thuế là trên 80.000 tỷ đồng.

Mỹ vừa tiếp tục ghi nhận sản lượng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG tăng trong tháng 12, qua đó giữ vững vị trí là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới trong năm 2024.

Theo kế hoạch công tác thanh tra năm 2025, Thanh tra Sở Công Thương sẽ tiến hành thanh tra 40 đơn vị, trong đó có nhiều cái tên đáng chú ý cũng như một số doanh nghiệp trên sàn.

Từ ngày 1/3, Bộ Công Thương sẽ xem xét, thu hồi giấy chứng nhận xuất khẩu gạo trong trường hợp sau 45 ngày bộ này ban hành văn bản đôn đốc nhưng không nhận được báo cáo từ thương nhân. Một số quy định về quyền và trách nhiệm kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân cũng có thay đổi.

Năm 2024, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 93.000 tỉ đồng cổ phiếu Việt Nam, gấp gần 4 lần năm liền trước. Đây là mức bán ròng mạnh nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.