Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Nhật Bản

Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản không chỉ dừng lại ở bậc đại học, mà các trường phổ thông của Việt Nam cũng sẽ được học tập và nghiên cứu các mô hình phát triển giáo dục phổ thông của Nhật Bản.

Ngày hội "VJU Open Campus" năm 2024 vừa được Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức. Học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh có cơ hội hoà mình vào không gian văn hoá đậm chất Nhật Bản,  tìm hiểu về cơ sở vật chất, tư vấn hướng nghiệp, chính sách học bổng, cách thức vận hành của một trường đại học lấy người học làm trung tâm.

Ngày hội "VJU Open Campus" năm 2024 vừa được Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức

Trường Đại học Việt Nhật là thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ra đời năm 2014 dựa trên ý tưởng chung của chính phủ hai nước, trường là biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản, hướng tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Trường Đại học Việt Nhật đang triển khai 6 chương trình bậc đại học và 8 chương trình thạc sĩ và năm nay chúng tôi sẽ mở thêm hai chương trình tiến sĩ. Trường chúng tôi luôn ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào các chương trình giảng dạy để mang lại môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên. Việc này còn thúc đẩy quá trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giáo sư Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại ngày hội, các em học sinh, sinh viên được thử nghiệm các chương trình đào tạo thông qua bài giảng mở của các giảng viên, học tiếng Nhật và cùng hoà mình vào hoạt động của các câu lạc bộ, các buổi trải nghiệm văn hoá Nhật Bản.

Các em học sinh, sinh viên được trải nghiệm văn hoá Nhật Bản

Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản không chỉ dừng lại ở bậc đại học mà các trường phổ thông của Việt Nam cũng sẽ được học tập và nghiên cứu các mô hình phát triển giáo dục phổ thông của Nhật Bản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nằm tại quận Long Biên, Hà Nội, trường THPT Nguyễn Gia Thiều được biết tới là ngôi trường giàu truyền thống lịch sử với các thế hệ học sinh đạt được nhiều thành tích cao. Trong đó, có một người học trò đặc biệt, đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc, niềm tự hào của ngôi trường Nguyễn Gia Thiều.

9 nhà giáo ưu tú có tinh thần đổi mới, giỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn vừa được công nhận là "Nhà giáo Đan Phượng tâm huyết sáng tạo” năm 2024.

Hiện đang là khoảng thời gian thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GDĐT. Theo chuyên gia, các em nên đăng ký trên 6 nguyện vọng.

Bộ GD&ĐT cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán quốc tế năm 2024 đều đoạt huy chương và bằng khen, trong đó có hai huy chương Bạc, ba huy chương Đồng và một bằng khen.

Chương trình Ngày Tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024 sáng 20/7 tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn thí sinh, phụ huynh đến từ nhiều trường trung học phổ thông khu vực phía Bắc.

Ngày 19/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học năm 2024, nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học và ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng năm 2024.