Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến đối thoại chính sách “Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp đa ngành về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”, với sự tham dự của hơn 20 tỉnh, thành.

Hội nghị nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các bên liên quan về vai trò của kinh tế tuần hoàn đối với các mục tiêu phát triển trong ngành nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, đồng thời là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả nhằm triển khai các cam kết quốc tế, nhiệm vụ quốc gia về phát triển kinh tế xanh. Vấn đề là cần tạo động lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Quang cảnh hội nghị.

Ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: "Đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững và các yêu cầu về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là một hướng đi quan trọng để hàng hóa của Việt Nam có thể thích ứng được những yêu cầu mới ở các thị trường xuất khẩu. Và đặt trong bối cảnh đó thì rõ ràng khi nhìn vấn đề phát triển kinh tế tuần hoàn, chúng ta cũng phải nhìn góc độ là làm thế nào tạo được động lực về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp, cho người lao động, để họ có động lực tham gia và hưởng lợi từ kinh tế tuần hoàn".

Ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Các chuyên gia đánh giá, sản xuất nông lâm thủy sản ở Việt Nam đang tạo ra hàng trăm triệu tấn phế phụ phẩm mỗi năm. Đây là nguồn tài nguyên khổng lồ nếu làm nông nghiệp tuần hoàn.

Hội nghị cũng chia sẻ các mô hình thực hành tốt về kinh tế tuần hoàn, định hướng các ngành hàng nông nghiệp chủ lực và thị trường cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Các bên cùng nhau nhất trí cam kết thúc đẩy hợp tác quốc tế và phối hợp đa ngành về nông nghiệp tuần hoàn, sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và mục tiêu Net Zero của quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.