Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản có chung bốn hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều ưu đãi thuế quan. Do vậy, đây là tiền đề và là điều kiện thuận lợi để hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường vốn được coi là tiềm năng này.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể vào được thị trường này, do chưa nắm bắt được thông tin về các hiệp định thương mại tự do cũng như những quy định từ phía Nhật Bản.

Nhật Bản được đánh giá là một trong những thị trường đầy tiềm năng đối với các sản phẩm của Việt Nam như nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, để vào được thị trường Nhật Bản lại phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt khe.

Ông Ishida Yashushi - Trung tâm Nhật Bản Asean cho biết: “Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi Nhật Bản rất quan tâm tới nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh.Tuy nhiên, các yêu cầu về nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản cũng rất khắt khe”.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc). Những năm gần đây, xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản có mức tăng trưởng nhanh và ổn định với kim ngạch tăng từ 10 đến 30%/năm. Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại…, trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này. Bên cạnh đó, Việt Nam - Nhật Bản có chung bốn hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đây là những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như Nhật Bản trong xâm nhập vào thị trường của nhau.

Nhật Bản được biết đến là thị trường khó tính và khắt khe, đặc biệt là với các mặt hàng nông sản. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và chưa nắm bắt được văn hóa kinh doanh, tiêu dùng của Nhật Bản. Do vậy, theo các chuyên gia, muốn vào thị trường Nhật Bản thì các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩ các hiệp định thương mại tự do, thay đổi phương thức sản xuất để đáp ứng các yêu cầu mà phía Nhật Bản đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.

VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.

Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.

Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?