Thúc đẩy trao quyền cho lao động nữ di cư
Trên khắp thế giới, chúng ta đang chứng kiến con người dịch chuyển nhiều hơn bao giờ hết. Có những người tìm kiếm cơ hội mới và cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Những người khác thì bị buộc phải chuyển đi do thiên tai hoặc xung đột. Vấn đề về giới là trung tâm của bất kỳ cuộc thảo luận nào liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của việc di cư, cho dù là bắt buộc, tự nguyện hay vì bất kỳ lý do nào khác.
Giới, giới tính, bản dạng giới và khuynh hướng tình dục của một người ảnh hưởng đến mọi giai đoạn di cư. Giới ảnh hưởng đến lý do di cư, ai di cư và đến đâu, cách người ta di cư và mạng lưới họ sử dụng, các cơ hội và nguồn lực có sẵn tại các điểm đến và mối quan hệ với quốc gia nguồn. Yếu tố về giới cũng định hình phần lớn những rủi ro, tính dễ bị tổn thương và nhu cầu của một người. Đồng thời, những vấn đề này có sự khác biệt lớn giữa các nhóm người khác nhau. Vai trò, kỳ vọng, mối quan hệ và sự tương tác thứ bậc liên quan chặt chẽ với việc một người là đàn ông hay phụ nữ, trẻ em trai hay trẻ em gái và một người liệu có xác định là đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và/hoặc liên giới tính (LGBTI) hay không. Những yếu tố này ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các khía cạnh của quá trình di cư và cũng có thể bị ảnh hưởng theo những cách thức di cư mới.
Di cư là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển chung của Việt Nam, thể hiện ở số lượng công dân Việt Nam di cư để làm việc, học tập, kết hôn, đoàn tụ gia đình và các mục đích khác, ở cả trong và ngoài nước. Lao động di cư là một nguồn đóng góp bền vững cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Việt Nam chiếm 55,5% dân số di cư trên cả nước.
Năm 2020, có 3,4 triệu người Việt Nam di cư (chiếm 3,3% tổng dân số), trong đó có 1,71 triệu phụ nữ (chiếm 50,3% tổng số người di cư). Trong khi di cư mang đến cho người phụ nữ cơ hội cải thiện cuộc sống và gia đình, thì người phụ nữ Việt Nam di cư cũng phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).
Với gần 80% phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có trình độ thấp hoặc không có trình độ chuyên môn cao, lao động nữ di cư chiếm một tỷ lệ khá lớn trong lực lượng lao động tham gia vào các ngành kinh tế có trình độ thấp hoặc các công việc cần sử dụng nhiều lao động, chiếm gần 74 % tổng số việc làm tại Việt Nam. Khi cuộc CMCN 4.0 bắt đầu, những tiến bộ về tự động hóa và công nghệ được dự báo sẽ khiến nhu cầu về lao động phổ thông và trình độ thấp giảm nhanh chóng. Có tới 86% lao động trong ngành dệt may và da giày của Việt Nam có nguy cơ mất việc làm trong vòng 15 năm tới. Trong bối cảnh đó, lao động nữ di cư là một trong những đối tượng chịu tác động lớn nhất của cuộc CMCN 4.0 do chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động trình độ thấp.
Ở một khía cạnh khác, phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ di cư để tìm kiếm việc làm phải đối mặt với rủi ro ngày càng tăng trên không gian mạng. Điều này là do nền tảng trực tuyến đã trở thành một kênh ngày càng phổ biến để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Mặt khác, công nghệ cho phép những đối tượng mua bán người dễ dàng tiếp cận nạn nhân hơn. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ và trẻ em gái không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ thấp đã trở thành mục tiêu của những kẻ buôn lậu và các đối tượng mua bán người có hoạt động tội phạm xuyên quốc gia.
Sáng 22/11, World Bank kết hợp cùng Đại sứ quán Úc đã công bố báo cáo và các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Dù lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã nhấn mạnh, tiếp tục duy trì kế hoạch tập trung xử lý các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, song trên thực tế, một bộ phận các em học sinh vẫn thiếu ý thức chấp hành, ngang nhiên vi phạm luật giao thông và tìm cách đối phó với lực lượng chức năng.
Từ ngày 1/7/2027, xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 thay vì mức 2 như hiện nay. Các loại xe mô tô hai bánh sẽ được áp nâng mức tiêu chuẩn khí thải sớm hơn 1 năm.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.
Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).
0