Thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch hàng hoá Việt Nam - Trung Quốc
Tháng 11 vừa qua, sau hơn 5 năm đàm phán, lần đầu tiên các sản phẩm tổ yến của Việt Nam đã chính thức có được giấy thông hành vào thị trường Trung Quốc. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu nông sản, đồng thời đây cũng là một dấu mốc quan trọng đối với ngành yến của Việt Nam.
Hiện nay, cả nước ta có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến. Sản lượng tổ yến khoảng 150 tấn, giá trị trên 600 triệu USD nhưng hiện Việt Nam mới chỉ 1 doanh nghiệp được xuất khẩu yến chính ngạch sang Trung Quốc. Yến Việt Nam sạch và có chất lượng cao. Trung Quốc là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới, với dân số hơn 1,4 tỷ người và có nhu cầu rất lớn về tổ yến và các sản phẩm từ yến.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại, thị trường nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên hàng Việt xuất sang Trung Quốc mới chủ yếu qua đường tiểu ngạch, giá trị thấp, bởi vậy việc đẩy nhanh chuyển sang xuất chính ngạch là việc cần làm ngay và làm sớm
11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc ước đạt 55,98 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương.
Nếu sản lượng tổ yến 150 tấn của Việt Nam đến được với người dân Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu giữa 2 nước sẽ còn tăng trưởng cao hơn nữa.
Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
0