Thực thi sớm ba luật liên quan đến bất động sản

Chiều 19/6, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

Tại tờ trình, Chính phủ đề xuất cho phép ba luật liên quan tới thị trường bất động sản, là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, việc cho phép ba luật liên quan đến đất đai, bất động sản có hiệu lực sớm hơn 5 tháng sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Dù vậy, Chính phủ cũng chỉ ra việc này có thể dẫn tới vướng mắc khiến chi phí tuân thủ tăng, ảnh hưởng tới đầu tư, và không loại trừ phản ứng từ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là với dự án bất động sản đang gặp khó về thủ tục.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết cơ quan này ủng hộ đề xuất của Chính phủ để các luật trên sớm đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, còn nhiều băn khoăn xung quanh vấn đề này.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết cơ quan này ủng hộ đề xuất của Chính phủ để các luật trên sớm đi vào cuộc sống.

Điển hình, các văn bản quy định chi tiết do cơ quan Trung ương ban hành còn khá chậm trễ chứ chưa nói đến văn bản ở cấp địa phương ban hành. Nhất là Luật Đất đai là luật có rất nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Trong khi đó, đến ngày 18/6, mới có 1/16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai được ban hành; 7 văn bản liên quan Luật Nhà ở và 4 văn bản liên quan Luật Kinh doanh bất động sản đều chưa được ban hành.

Có ý kiến đề nghị, không điều chỉnh thời gian hiệu lực của các Luật. Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cũng nhấn mạnh, Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội và Nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật, xử lý các vấn đề phát sinh sau khi điều chỉnh hiệu lực của các luật. Nội dung này sẽ được các Đại biểu Quốc hội thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường trước khi xem xét biểu quyết thông qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 27,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao theo đúng quy định của pháp luật và nội quy kỳ họp, hôm nay (29/6), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.

Hôm nay (29/6), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Các tổ chức tín dụng.

Sáng 28/6, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa giai đoạn 2024-2030.

Sáng nay 29/6, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua nhiều dự thảo luật, nghị quyết. Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu quan trọng bế mạc Kỳ họp.

Bà Đinh Thị Mai - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Ngành tổ chức cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy hoàn thiện các thể chế về tổ chức bộ máy, biên chế; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.