Thụy Điển gia nhập nhóm tác chiến đa quốc gia của NATO
Đây là đợt triển khai quân sự lớn đầu tiên của Thụy Điển trong khuôn khổ NATO kể từ khi nước này trở thành thành viên chính thức vào tháng 3/2024.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nhấn mạnh rằng, thế giới hiện không ở trong tình trạng chiến tranh, nhưng cũng không hoàn toàn hòa bình. Ông cho rằng, các cuộc tấn công kết hợp ngày càng gia tăng, làm lung lay trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và NATO cần đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định.
Ông Kristersson khẳng định, việc gia nhập NATO không chỉ mang lại an ninh cho Thụy Điển mà còn giúp nước này đóng góp vào an ninh chung của liên minh.
Thụy Điển đã có mối quan hệ chặt chẽ với NATO trong nhiều thập kỷ qua, nhưng quyết định gia nhập liên minh vào năm 2024, đánh dấu bước ngoặt lịch sử, chấm dứt hơn 200 năm duy trì chính sách trung lập quân sự.
Quyết định này được đưa ra sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine năm 2022, buộc Stockholm phải đánh giá lại chiến lược an ninh quốc gia.


Nhà lãnh đạo Kim Jong Un khẳng định sự ủng hộ của Triều Tiên đối với Nga, trong cuộc đón tiếp phái đoàn Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 21/3.
Khu vực biên giới Israel – Liban tiếp tục nóng trở lại trong ngày 22/3, khi quân đội Israel và lực lượng Hezbollah mở lại các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào nhau.
Những diễn biến mới ở quốc tế có thể vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Ấn Độ khi mua tiêm kích F-35.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản nhằm tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “về cơ bản đã chấp nhận” việc Ukraine sẽ không thể trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tỷ phú Elon Musk đã tham dự cuộc họp với các quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc vào ngày 21/3.
0